Chủ tịch Hòa Bình bị cổ đông chất vấn việc tăng vốn nghìn tỷ

Nhà đầu tư băn khoăn doanh nghiệp tăng vốn để làm gì, nợ phải thu quá cao sao không thu hồi, lại chọn cách phát hành cổ phiếu.

Chiều 28/4, tại Đại hội cổ đông thường niên 2018 của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã CK: HBC), Chủ tịch HĐQT Lê Viết Hải nhận được nhiều câu hỏi chất vấn về kế hoạch tăng vốn sắp tới cũng như những bất cập về dòng tiền.

Tại đại hội, lãnh đạo doanh nghiệp trình kế hoạch và phương án phát hành riêng lẻ. Theo đó, HBC sẽ phát hành 3,25 triệu quyền mua cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên, một quyền mua được mua một cổ phiếu với giá 10.000 đồng một cổ phần. Quyền mua có hiệu lực sau 3 năm kể từ ngày 1/1/2018 với điều kiện cán bộ nhân viên làm việc cho công ty liên tục trong 3 năm và không bị kỷ luật từ cấp 2 trở lên.

Công ty cũng phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chiến lược, tỷ lệ tối đa 25%. Giá phát hành không thấp hơn 3 lần giá trị sổ sách tại thời điểm phát hành, thời gian phát hành sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2017.

HĐQT tính toán, vốn điều lệ tại thời điểm phát hành 1.947 tỷ đồng, phát hành tối đa 25% là 48,694 triệu cổ phiếu. Nếu phát hành tối đa với giá tối thiểu thu về 1.600 tỷ đồng, nếu phát hành 30 triệu cổ phiếu thì thu về 900 tỷ đồng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nhận khá nhiều chất vấn của cổ đông về việc tăng vốn. Đại diện PYN Elite Fund (cổ đông lớn của HBC) nghi ngờ về tính khả thi của đợt tăng vốn lần này. Lý do là giá phát hành không thấp hơn 3 lần giá trị sổ sách tức vào khoảng 60.000 đồng một cổ phiếu, cao hơn thị giá trên sàn nhiều.

chu tich hoa binh bi co dong chat van viec tang von nghin ty
Một công trình cao tầng do Hòa Bình thi công. Ảnh: H.B

Một cổ đông cá nhân khác yêu cầu HĐQT nêu rõ lý do phát hành cổ phiếu để tăng vốn và sử dụng cụ thể vào việc gì? Người này cũng đề nghị lãnh đạo doanh nghiệp giải trình việc thẩm định các khách hàng đang nợ tiền của Hòa Bình (vốn là các công ty bất động sản), đề nghị loại bỏ ngay từ đầu những hợp đồng tình nghi là nợ khó đòi. Một số ý kiến khác lo ngại về sự gia tăng các khoản phải thu ngày càng lớn.

Đến cuối năm 2017, tổng giá trị phải thu ngắn hạn HBC ở mức hơn 9.190 tỷ đồng, trong đó phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng hơn 4.673 tỷ đồng (tăng hơn 1.700 tỷ so với đầu năm). Khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 43%.

Chủ tịch Lê Viết Hải thừa nhận: "Các chỉ số tài chính của HBC hiện nay thật sự chưa đẹp nên dù có nhiều khách hàng lớn, hợp đồng giá trị cao, nhưng giá cổ phiếu vẫn thấp so với giá trị sổ sách của doanh nghiệp".

Ông Hải trải lòng với nhà đầu tư, chỉ những cổ đông hiểu rõ giá trị của HBC mới song hành cùng doanh nghiệp trong đợt phát hành sắp tới. Với mục tiêu phát hành cổ phiếu nhắm đến đối tác chiến lược, việc tăng vốn chủ sở hữu lên 3.400 , 4.000 thậm chí có thể 4.500 tỷ đồng nếu thành công. Cứ 1.000 vốn chủ sở hữu tăng lên có thể dùng vốn vay thêm 2000 tỷ đồng, từ đó tiềm lực tài chính sẽ tăng lên. Khi các chỉ số tài chính được cải thiện thì giá cổ phiếu chắc chắn sẽ tăng.

Về việc các khoản nợ phải thu từ khách hàng không ngừng vọt lên, ông Hải trần tình, khách hàng của HBC hiện nay đa phần là các tập đoàn lớn có năng lực. Đơn cử như Vingroup, MIK Group, Sun Group, Gamuda Land, BRG Group. Công ty đang bước vào giai đoạn bứt phá mạnh mẽ. Doanh số tăng nhanh nên khoản phải thu ngày càng lớn cũng là tất yếu.

Ông Hải chia sẻ với cổ đông rằng không bao giờ thu hết được nợ vì cơ chế gối đầu, khách hàng bao giờ cũng giữ lại 10% giá trị hợp đồng, khối lượng công việc thực hiện xong phải chờ xác nhận, chờ thanh toán…

Trong khi đó, công ty còn phải bỏ tiền ra mua vật tư đầu tư máy móc, thuê nhân công để tạo ra sản lượng. Với hệ thống quản lý hiện nay thì khoản phải thu của HBC tăng lên là bắt buộc. "Chính vì thế, việc tăng vốn là cần thiết để đảm bảo an toàn cho cổ đông khi đầu tư cổ phiếu của công ty", ông Hải khẳng định.

Vị thuyền trưởng HBC giải thích thêm, công ty sẽ dành phần lớn vốn huy động được bổ sung cho vốn lưu động lĩnh vực xây dựng. Phần còn lại đầu tư cho máy móc thiết bị và một phần cho Tiến Phát (công ty con chuyên kinh doanh bất động sản).

Năm 2018, công ty đặt chỉ tiêu doanh thu 20.680 tỷ đồng, lãi 1.068 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 30% và 24% so với kết quả năm 2017. Quý I/2018, doanh nghiệp đã trúng thầu các hợp đồng mới với tổng giá trị 3.810 tỷ đồng, dự kiến thực hiện năm 2018 là 3.111 tỷ đồng. Giá trị hợp đồng dự kiến sẽ ký tiếp trong các quý còn lại của năm là 23.190 tỷ đồng, trong đó dự kiến sẽ thực hiện 6.710 tỷ đồng trong năm 2018.

Năm 2017 doanh thu công ty đạt 16,037 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt 860 tỷ đồng, tăng 51,5% so với năm 2016 và vượt 4% kế hoạch.

chu tich hoa binh bi co dong chat van viec tang von nghin ty Giám đốc Ngân hàng Hợp tác nhảy lầu khi công an khám xét trụ sở

Giám đốc Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Hưng Yên bất ngờ nhảy lầu khi công an đang tiến hành khám xét trụ sở khi ...

chu tich hoa binh bi co dong chat van viec tang von nghin ty HDBank sẽ nhận sáp nhập PGBank

Thương vụ sáp nhập dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 8/2018 và nâng vốn điều lệ của HDBank lên trên 12.000 tỷ đồng.

chu tich hoa binh bi co dong chat van viec tang von nghin ty Ông Phạm Quang Tùng được bầu vào Hội đồng quản trị BIDV

Số lượng thành viên Hội đồng quản trị nâng lên 9 người nhưng chức danh Chủ tịch của BIDV vẫn khuyết.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.