Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu đóng cửa các nhà máy xử lí rác gây ô nhiễm

Ông Nguyễn Thành Phong yêu cầu các nhà máy xử lí rác phải ứng dụng công nghệ mới, giảm ô nhiễm, nếu không sẽ bị đình chỉ hoạt động.

Ngày 19/7, tại cuộc họp về kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đặc biệt quan tâm việc cải tiến công nghệ xử lí rác để giảm ô nhiễm môi trường.

Ông Phong cho biết vừa được lãnh đạo TP Cần Thơ chia sẻ rất phấn khởi khi thành phố này xây dựng được một nhà máy xử lí rác công nghệ mới. Trong khi đó, TP HCM dù kêu gọi đầu tư nhưng đến nay đã 2 năm vẫn chưa có nhà máy rác công nghệ mới, khiến người dân vô cùng bức xúc.

67153581_285194608985528_8332103491858202624_n

Ông Nguyễn Thành Phong (giữa) cùng lãnh đạo TP HCM tại cuộc họp. (Ảnh: Ngự Kỳ).

Đánh giá Sở Tài nguyên - Môi trường "không quyết liệt gì cả", ông Phong yêu cầu Sở này làm việc với các nhà máy xử lí rác tại thành phố, buộc sử dụng công nghệ mới, giảm ô nhiễm, nếu không sẽ đình chỉ hoạt động.

Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Toàn Thắng sau đó trần tình, Sở đang thực hiện một số giải pháp để thực hiện lộ trình giảm tỉ lệ rác chôn lấp trên địa bàn TP HCM chỉ còn dưới 50% vào cuối năm 2020 theo nghị quyết HĐND TP.

TP có 3 nhà máy xử lí rác, với tổng công suất hơn 8.000 tấn mỗi ngày. Trong đó, Công ty TNHH Xử lí chất thải Việt Nam (Đa Phước) xử lí 5.000 tấn bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh; nhà máy Tâm Sinh Nghĩa và VietStar (huyện Củ Chi) xử lí hơn 3.000 tấn bằng cách đốt (không phát điện) và làm phân combot (tỉ lệ tro sỉ loại ra còn tương đối lớn).

daphuoc_271758329_31559190

Nhà máy xử lí rác Đa Phước đang xử lí 5.000 tấn rác/ngày của TP HCM. (Ảnh tư liệu).

Nhà máy Tâm Sinh Nghĩa và VietStar đang điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư và xin giấy phép xây dựng để hình thành 2 nhà máy mới dùng công nghệ đốt phát điện với tổng công suất 6.000 tấn; dự kiến khởi công vào cuối năm nay.

Còn chủ đầu tư nhà máy xử lí rác Đa Phước cũng cam kết chuyển 2.000 tấn rác mỗi ngày sang hình thức đốt, thu khí ga để giảm ô nhiễm môi trường.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lí rác mới mà thành phố đã đồng ý chủ trương, Sở Tài nguyên - Môi trường sẽ tham mưu UBND rút ngắn quy trình đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phấn đấu khởi công trước năm 2020.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong sau đó đánh giá phần báo cáo của ông Nguyễn Toàn Thắng như "một lời cam kết về tiến độ thực hiện".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.