Chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ chồng có sự thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đây là trường hợp chia khi quan hệ hôn nhân đang tồn tại, khác với trường hợp chia tài sản khi ly hôn.
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng được quyền tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết theo trình tự thủ tục tố tụng.
Pháp luật quy định về tài sản chung vợ chồng như sau (Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về tại sản chung vợ chồng):
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Theo quy định tại Điều 38 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản vợ chồng thì phải lập thành văn bản.
Nếu vợ chồng có thỏa thuận về việc công chứng văn bản hoặc pháp luật có quy định bắt buộc (đối với tài sản là quyền sử dụng đất…) thì văn bản sẽ được công được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền công chứng theo quy định của pháp luật và có hiệu lực từ ngày được công chứng.
Việc phân chia tài sản vợ chồng trong trường hợp này sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân gia đình dựa trên các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Hơn nữa, pháp luật quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại điều 39 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:
- Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.
- Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Khi chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì đương nhiên những tài sản đó sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi bên, điều này làm thay đổi hoàn toàn tính chất pháp lý, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản. Điều 40 Luật hôn nhân gia đình quy định:
- Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
- Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ về tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình quy định những trường hợp sau đây việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ bị vô hiệu:
Trường hợp 1: Việc chia tài sản làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Trường hợp 2: Việc phân chia tài sản vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng.
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
- Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản.
- Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức.
- Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước.
- Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tại Khoản 3 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản chung của vợ chồng như sau: Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Ngoài ra việc chia tài sản vợ chồng có thể được yêu cầu giải quyết khi tiến hành thủ tục ly hôn, việc nhập vào cùng một vụ việc ly hôn hay tách riêng ra thành một vụ án khác về việc phân chia tài sản phụ thuộc vào yêu cầu của đương sự.
Ra tòa, ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói: ‘Phát triển Trung Nguyên theo sách lược, kiểu con buôn thì còn gì nữa’
Trong phiên tòa sáng nay, 21/2, vợ “vua” cà phê Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ đồng ý rút đơn li hôn, ... |
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cản mẹ nói việc đi giám định tâm thần
"Đừng hỏi nữa, không nên. Đừng bắt người mẹ của Qua nói điều đó. Nếu nói để tôi, đừng để người mẹ của tôi...”, ông ... |
Số tài sản vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên sẽ phân chia khi li hôn đáng giá bao nhiêu?
Theo số liệu phía ông Vũ đưa ra, tổng cộng số tài sản chung bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có trị giá ... |