Chuẩn Wi-Fi nhanh gấp đôi hiện tại đã sẵn sàng

Điểm hạn chế của WiGig là tầm phủ sóng của nó chỉ trong phạm vi 10m. Tuy nhiên, nó sẽ hỗ trợ rất tốt các công nghệ như thực tế ảo, streaming nội dung từ di động ra màn hình lớn.

Wi-Fi Alliance (tổ chức phi lợi nhuận chuyên phát triển và cấp phép các chuẩn Wi-Fi) đã bắt đầu cấp phép cho smartphone, laptop, router và các thiết bị khác sở hữu chuẩn Wi-Fi nhanh gấp đôi hiện tại có tên WiGig. Chuẩn Wi-Fi mới sẽ sẵn sàng vào năm sau.

WiGig có tầm phủ sóng ngắn (khoảng 10m), theo Wi-Fi Alliance. Điều này đồng nghĩa khi bạn sở hữu một thiết bị phát Wi-Fi, điện thoại hoặc laptop hỗ trợ nó, bạn chỉ có thể đạt được tốc độ đó trong phạm vi một căn phòng. "Chúng tôi nói về nói như là một công nghệ hỗ trợ bên trong căn phòng", Kevin Robinson - Phó chủ tịch phụ trách marketing của Wi-Fi Alliance cho hay.

Đây là hạn chế lớn của WiGig nhưng vẫn mở ra nhiều tiềm năng - trong đó thú vị nhất là công nghệ thực tế ảo.

Hiện tại, nếu muốn sử dụng thiết bị thực tế ảo với máy chơi game hoặc PC, người dùng cần phải kết nối thông qua hệ thống cáp phức tạp bởi Wi-Fi chưa đủ nhanh.

WiGig - trong khi đó, đủ nhanh để hỗ trợ VR. Wi-Fi Alliance cho biết, tốc độ siêu nhanh của WiGig sẽ hữu ích cho công nghệ thực tế ảo, video 4K và truyền nội dung từ điện thoại, laptop sang màn hình desktop.

Wi-Fi đang trở thành tiêu chuẩn của cuộc sống hiện đại.

Tất nhiên, các nhà cung cấp dịch vụ Internet hoặc điểm truy cập Internet công cộng cũng có thể sử dụng WiGig. Nó sử dụng chung sóng tần với Access của Alphabet (có tên gọi Google Fiber trước đây) và Starry - hãng startup muốn cung cấp Internet tốc độ cao từ nhà ra phố mà không cần dây dẫn. Robinson cũng cho biết WiGig có thể phát huy tác dụng tại các sân vận động thể thao hoặc các đại lộ lớn.

Bên cạnh WiGig, một nhóm khác cũng đang phát triển chuẩn Wi-Fi 802.11ad. Hầu hết điện thoại, laptop, router hiện nay hỗ trợ Wi-Fi 802.11ac với tốc độ tối đa (trên lý thuyết) là 4,5 Gb/s. Trong khi đó, thiết bị dùng chuẩn 802.11ad (về lý thuyết) hỗ trợ tốc độ 8 Gb/s.

Thiết bị hỗ trợ Wi-Fi 802.11ad đã có mặt trên thị trường với một vài mẫu router được công bố hồi đầu tháng 10.

WiGig không phải cái tên hoàn toàn mới. Nó được sử dụng đâu đó trong vài năm qua. Tuy nhiên, với việc Wi-Fi Alliance chính thức cấp phép, nó sẽ nhanh chóng được khai thác thương mại trên quy mô toàn cầu.

Bản đồ Wi-Fi và mật khẩu tại sân bay trên toàn thế giới

Anil Polat, một bloggger du lịch kiêm kỹ sư bảo mật máy tính, đã tạo ra một bản đồ tương tác tiết lộ mật khẩu ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.