Trí tuệ - nền tảng của người Nhật
Trong gần 4 thập kỷ qua, những cụm từ như "du học Nhật Bản", "xuất khẩu lao động Nhật Bản" hay đơn giản là "đi Nhật" luôn được nhắc đến trong giới học sinh, sinh viên, trí thức và người lao động ở Việt Nam. Với nhiều học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bố mẹ cũng muốn định hướng cho con cái sang Nhật du học. Có thể nói, giáo dục là một trong những lĩnh vực được người dân xứ sở hoa anh đào coi trọng nhất.
Chỉ riêng tiếng Nhật vốn không dễ học, đặc biệt là cách viết chữ tượng hình còn khó hơn cả tiếng Trung Quốc. Nhưng để hiện thực hóa mơ ước du học Nhật Bản, hàng ngàn học sinh, sinh viên vẫn nỗ lực đạt trình độ nhất định nhằm vượt qua các kỳ thi điều kiện đầu vào hay chứng chỉ tiếng Nhật.
Người Nhật làm bóng đá bằng tư duy khoa học và nỗ lực phấn đấu không ngừng |
Nếu nhận được suất học bổng hoặc trúng tuyển vào một trường đại học tại xứ sở hoa anh đào, đó cũng sẽ là tiền đề cho nhiều người Việt Nam "đổi đời" sau này nếu nhận được việc làm ở đây. Bởi người Nhật nói chung và các ông chủ nói riêng đều dành sự tôn trọng cho những người có trí thức và làm được việc. Mức thù lao dành cho những người "làm được việc" vì thế rất xứng đáng.
Một số nhà khoa học Nhật Bản khẳng định, một bộ não khỏe mạnh chính là bộ não hoạt động nhiều. Não càng hoạt động thì người càng khỏe mạnh minh mẫn cả về tinh thần lẫn thể xác. Người Nhật luôn tư duy, tìm tòi, hoạt động trí não. Không chỉ vậy, người Nhật nổi tiếng với sự cần cù, chịu khó, siêng năng.
Ở Việt Nam, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ để về hưu. Trong khi đó, Tuổi nghỉ hưu của Nhật Bản, 65 tuổi cho cả nam và nữ, vốn đã khá cao so với các quốc gia khác. Ấy vậy mà các bác sĩ Nhật Bản đề xuất chính phủ thay đổi quy định tuổi nghỉ hưu, theo đó, công dân trên 75 tuổi mới được coi là người cao tuổi.
Có thể thấy, người Nhật học tập, tư duy và lao động không ngừng nghỉ trong suốt cả cuộc đời.
Chúng ta đã nhiều lần được nghe, hoàn cảnh địa lý là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên tư tưởng và quyết tâm của người Nhật. Ở một quốc gia gần như không có tài nguyên, lại thường xuyên phải đối mặt với thiên tai như động đất, sóng thần,... người Nhật buộc phải tư duy để tồn tại và phát triển.
Sức mạnh của đồng tiền
Trong khi đó, cũng như nhiều quốc gia tại vùng Vịnh, sự thịnh vượng của Qatar chủ yếu nhờ vào dầu mỏ. Trữ lượng dầu mỏ của Qatar là 15 tỷ thùng. Trong 50 năm, dầu mỏ đã biến Qatar từ đất nước ngư nghiệp nghèo trở thành "đại gia". Quả đúng như nhiều người ví von rằng, họ chỉ cần "đào đất là có tiền".
Đất nước với dân số 2,6 triệu người Qatar là nơi có thu nhập bình quân đầu người thuộc diện cao nhất thế giới: 145.894 USD/năm. Thế nhưng, người Qatar cũng không để khối tài sản của mình "bất động". Trái lại, họ lại là những ông chủ mang tư duy "tiền đẻ ra tiền".
Nên nhớ rằng, người Qatar là chủ nhân của khối tài sản trị giá hơn 335 tỷ USD trên khắp thế giới, trong đó có cả tòa nhà The Shard tại London (Anh), hiện là tòa nhà cao nhất châu Âu.Nhờ sức mạnh của tiền bạc, Qatar đã giành chiến thắng ngoạn mục trong cuộc chạy đua với Mỹ và Australia để được đăng cai World Cup 2022.
Qatar đầu tư rất mạnh cho bóng đá |
Điều bất ngờ là trong lịch sử, đội tuyển Qatar chưa bao giờ tham dự World Cup. Để giành được quyền tổ chức World Cup 2022, Qatar đã đầu tư một số tiền cực lớn lên đến vài chục tỉ USD xây dựng các sân vận động cùng cơ sở hạ tầng khác. Người Qatar thừa hiểu, khoản đầu tư này có cơ hội sinh lời gấp nhiều lần sau 3 năm nữa.
Đặc biệt, Qatar không phải là một quốc gia nổi tiếng vì bóng đá. Thế nhưng, rất nhiều nhà đầu tư của xứ dầu mỏ này không ngần ngại tung rất nhiều tiền để mua các ngôi sao, thôn tính các CLB và bản quyền truyền hình các trận đấu của châu Âu. Tại giải trong nước, cùng với nhiều HLV nổi tiếng, Qatar cũng từng đưa về những ngôi sao kỳ cựu Gabriel Batistuta, Romario, Sonny Anderson, Marcel Desailly, Raul, Xavi...
Còn ở nước ngoài, một số ông chủ giàu có khác cũng "mua đứt" CLB tại châu Âu. Cách đây gần 10 năm, tỷ phú Abdallah Bin Nasser al-Thani từng bỏ ra 36 triệu euro mua lại CLB Malaga của Tây Ban Nha rồi sau đó lôi kéo được những ngôi sao chất lượng như Ruud van Nistelrooy, Santiago Cazorla, Toulalan…
Không chỉ ở La Liga, các nhà đầu tư Qatar còn nhắm "thị trường" Ligue 1. Đáng chú ý hơn cả là thương vụ tập đoàn Qatar Sport Investment của Hoàng tử kế vị Tamin ben Hamad al-Thani mua lại 70% cổ phần CLB PSG. Với sự hậu thuẫn của tiền bạc, đội chủ sân Công viên Các hoàng tử không chỉ vơ vét toàn bộ các ngôi sao Ligue 1 mà còn "cướp" cả Neymar (Barcelona) và vẫn đang thống trị làng cầu Pháp.
Việc đứng tên trên áo Barca (Qatar Foundation) chỉ là chuyện nhỏ, thậm chí người Qatar đang sẵn sàng chi nhiều tỉ euro để "mua đứt" CLB nổi tiếng nhất thế giới - Manchester United nhằm thâu tóm phần lớn "miếng bánh" bản quyền truyền hình trên khắp sân cỏ châu Âu và thế giới.
Thế mới càng thấy sức mạnh khủng khiếp của tiền bạc.
Có thể, người Qatar không học hành giỏi như người Nhật, nhưng họ là những nhà doanh nghiệp "mạnh vì gạo, bạo vì tiền".
Cuộc chiến đêm nay giữa Nhật Bản và Qatar sẽ hiện thân của chung kết giữa trí tuệ và sức mạnh đồng tiền. Ai sẽ thắng, hãy chờ xem!
Nhận định Nhật Bản vs Qatar, 21h00 1/2: Chuyên gia dự đoán chung kết Asian Cup 2019
Chuyên gia dự đoán kết quả, soi kèo nhà cái, nhận định Nhật Bản vs Qatar, 21h00 1/2 - chung kết Asian Cup 2019. |
Nhận định đặc biệt Nhật Bản vs Qatar, chung kết Asian Cup 2019
Nhận định bóng đá, dự đoán tỉ số, phân tích tỉ lệ, ý kiến chuyên gia, soi kèo tài xỉu Nhật Bản vs Qatar, chung ... |
Nhận định tip bóng đá Nhật Bản vs Qatar (21h00, 1/2) Chung kết Asian Cup 2019
Ý kiến chuyên gia, dự đoán kết quả, nhận định tip bóng đá Nhật Bản vs Qatar (21h00, 1/2) trong khuôn khổ trận Chung kết ... |