Chứng khoán Việt Nam bị rút ròng mạnh nhất từ khi COVID-19 bùng nổ

Thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến tháng rút ròng mạnh nhất của khối ngoại kể từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra. Tổng giá trị bán ròng trong tháng 3 là 11.454 tỷ đồng. Theo đó, NĐT nước ngoài rút ròng 14.484 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm.

Áp lực xả từ khối ngoại khiến VN-Index khó vượt mốc 1.200 điểm

Thị trường chứng khoán Việt Nam giao dịch khởi sắc trong tháng 3 khi các chỉ số thị trường đều tăng điểm so với đóng cửa tháng trước đó. Mặc dù vậy, ngưỡng kháng cự 1.200 điểm của VN-Index vẫn là trở ngại lớn.

Theo ghi nhận, có hai phiên giao dịch 18/3 và 22/3, VN-Index leo lên trên mốc 1.200 điểm. Nhưng lực bán mạnh khiến chỉ số giảm sâu ngay sau đó.

Đóng cửa tháng 3, VN-Index ở 1.191,44 điểm, tăng 1,97% so với cuối tháng 2. Khởi sắc hơn, HNX-Index tăng 15,02 điểm, đóng cửa ở 286,67 điểm. Chỉ số thị trường UPCoM cũng tăng 6,22% tháng qua, đóng cửa ở 81,41 điểm.

Một trong những tác nhân chính khiến VN-Index không gặp trở ngại với mốc 1.200 điểm đó là lực bán mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo ghi nhận, khối ngoại xả 11.454 tỷ đồng trên TTCK Việt Nam trong tháng 3, đánh dấu tháng bán ròng mạnh nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng nổ vào tháng 2 năm ngoái.

Số tiền NĐT rút ra khỏi thị trường trong tháng qua cao hơn 28% cùng kỳ năm 2020. Lũy kế 3 tháng đầu năm, nhóm này bán ròng 14.484 tỷ đồng tại Việt Nam.

Sàn HOSE bị rút ròng 11.363 tỷ đồng

Giao dịch cụ thể trên từng sàn, NĐT nước ngoài bán ra 11.363 tỷ đồng trên sàn HOSE. Hoạt động rút ròng diễn ra trong hầu hết phiên giao dịch của tháng. Số tiền nhà đầu tư nước ngoài rút ra khỏi sàn này trong ba tháng đầu năm nay là 14.095 tỷ đồng.

Theo thống kê, khối ngoại bán ròng 12.254 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết trên sàn này, gấp hơn 2 lần giá trị rút ra 2 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, khối này mua vào 898 tỷ đồng chứng chỉ quỹ ETF nội. Giá trị mua ròng chứng chỉ quỹ ETF nội trên sàn HOSE sụt giảm liên tiếp trong ba tháng gần đây.

Áp lực chốt lời tại vùng 1.200 điểm, chứng khoán Việt Nam bị bán ròng mạnh nhất từ khi COVID-19 bùng nổ - Ảnh 1.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ FiinPro.

Top10 mã chịu áp lực xả từ khối ngoại, cổ phiếu VNM ghi nhận giá trị lên gần 3.000 tỷ đồng. Không chỉ VNM, khối ngoại còn bán ròng nghìn tỷ các cổ phiếu CTG (1.940 tỷ đồng), POW (1.270 tỷ đồng), VCB (1.165 tỷ đồng), HPG (1.046 tỷ đồng).

Cùng phía bán ròng, cổ phiếu VHM ghi nhận giá trị 837 tỷ đồng, theo sau là VRE (564 tỷ đồng), KDH (480 tỷ đồng), BID (459 tỷ đồng), SSI (426 tỷ đồng) và KBC (73 tỷ đồng).

Top10 mã thu hút dòng vốn ngoại, nổi bật là PLX (963 tỷ đồng), kế đến là FUEVFVND (847 tỷ đồng), VIC (841 tỷ đồng). Mặt khác, NĐT nước ngoài gom mạnh PDR (291 tỷ đồng), GEX (164 tỷ đồng), OCB (110 tỷ đồng). Hai mã DPM và GVR cũng lần lượt được mua ròng 107 tỷ đồng và 102 tỷ đồng.

Diễn biến trái chiều trên sàn HNX và thị trường UPCoM

Diễn biến cùng chiều, dòng tiền ngoại rút 140 tỷ đồng trên sàn HNX trong tháng 3 sau khi mua ròng nhẹ 42 tỷ đồng tháng trước đó. Trạng thái đối lập, NĐT nước ngoài mua ròng 49 tỷ đồng trên thị trường UPCoM sau 2 tháng bán ròng liên tiếp.

Áp lực chốt lời tại vùng 1.200 điểm, chứng khoán Việt Nam bị bán ròng mạnh nhất từ khi COVID-19 bùng nổ - Ảnh 2.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ FiinPro.

Cụ thể tại HNX, khối ngoại chủ yếu bán ròng PVS (130 tỷ đồng), đây là mã duy nhất đạt giá trị giao dịch ròng trên trăm tỷ tại sàn này. Theo sau đó, dòng vốn ngoại rút khỏi cổ phiếu BVS (31 tỷ đồng), CEO (26 tỷ đồng), API (20 tỷ đồng). Ngoài ra, phía bán ròng còn có cổ phiếu INN (18 tỷ đồng), SHS (17 tỷ đồng), APS (10 tỷ đồng)...

Diễn biến trái chiều, khối ngoại mua ròng cổ phiếu SHB mạnh nhất với giá trị gần 90 tỷ đồng, mặt khác còn có NVB (30 tỷ đồng), VCS (22 tỷ đồng) và BAX (12 tỷ đồng). Một số mã cùng chiều mua ròng trong tháng 3 như DP3, IDJ, SZB, IDV...

Áp lực chốt lời tại vùng 1.200 điểm, chứng khoán Việt Nam bị bán ròng mạnh nhất từ khi COVID-19 bùng nổ - Ảnh 3.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp từ FiinPro.

Trong khi đó tại UPCoM, khối ngoại tập trung bán ròng VTP của Viettel Post gần 252 tỷ đồng. Các mã khác cùng chiều bán ròng cách xa về giá trị, đơn cử VCP bị bán ròng (54 tỷ đồng), VEA (18 tỷ đồng), QNS (10 tỷ đồng). Ngoài ra, một số cổ phiếu ghi nhận giá trị bán ròng như VRG, OIL, DTC, PGV...

Ngược lại, các mã thu hút dòng vốn ngoại trên thị trường này có BSR (124 tỷ đồng), theo sau là ABR (93 tỷ đồng), MSH (43 tỷ đồng). Mặt khác, NĐT nước ngoài mua ròng ACV (38 tỷ đồng), MML (24 tỷ đồng), SIP (21 tỷ đồng), theo sau còn có LTG, VGG, TCW...


Diễn đàn Đầu Tư Việt Nam 2025 - Mid-Year Update do trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 03/06/2025 tại TP Hà Nội.

Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia tài chính, các định chế tài chính, đại diện từ các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.

Trong giai đoạn thị trường có nhiều thay đổi với những tác động chính sách, Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

BTC dành số lượng vé hạn chế cho độc giả VietnamBiz. Vui lòng đăng ký và hoàn thành khảo sát tại đây để xác nhận tham dự.

chọn
CTX Holdings chuyển nhượng tổ hợp 45 tầng trên đất vàng Cầu Giấy
Tổ hợp căn hộ chung cư cao cấp, căn hộ dịch vụ và trung tâm thương mại Constrexim Complex của CTX Holdings được GPMB từ 2019 song nhiều năm chậm triển khai. Hồi tháng 3, dự án này có dấu hiệu tái khởi động. Mới đây nhất, CTX Holdings đã công bố chuyển nhượng toàn bộ dự án này.