Chương trình GDPT mới: Chuẩn bị con người, vật chất thế nào?

Theo Tổng Chủ biên chương trình GDPT tổng thể cho biết, ở giai đoạn trước mắt, giáo viên bộ môn nào sẽ vẫn dạy bộ môn đấy chứ chưa bắt phải dạy môn tích hợp. 

Ai sẽ dạy môn tích hợp?

chuong trinh gdpt moi chuan bi con nguoi vat chat the nao
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới . Ảnh: Đình Tuệ.

Trong Dự thảo chương trình GDPT tổng thể mới xuất hiện nhiều môn học mang tính tích hợp, nhất là ở cấp tiểu học và THCS. Vấn đề đặt ra là liệu đội ngũ giáo viên hiện tại có đáp ứng được yêu cầu về việc giảng dạy môn học tích hợp trong chương trình mới hay không?

Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới cho biết, trước mắt giáo viên bộ môn nào sẽ vẫn dạy bộ môn đấy. Những giáo viên đã được bồi dưỡng tốt và có khả năng dạy các môn tích hợp sẽ tham gia giảng dạy các môn, các chuyên đề tích hợp.

“Ở một số quốc gia, khi đào tạo giáo viên người ta đào tạo liên môn chứ không đào tạo đơn môn như Việt Nam. Chúng ta có thể theo hình thức đào tạo nhiều môn nhưng cũng có thể theo hình thức chia ra các học phần (mô đun), giáo viên nào học hết các học phần đơn lẻ từng môn sẽ thực hiện dạy tích hợp”, GS Nguyễn Minh Thuyết thông tin.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, để chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình mới, Bộ đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 732/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”;

Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP) hiện đang hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp cũng như chuẩn, quy chuẩn về giáo viên đáp ứng chương trình này. Tích hợp ở các lớp dưới, phân hóa lớp trên. Giáo viên phải được bồi dưỡng tích hợp. Bắt đầu từ năm 2013, Bộ đã triển khai dạy tích hợp liên môn và có nhiều văn bản chỉ đạo.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa cũng nhấn mạnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ban hành kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình GDPT mới. Như vậy, cùng với viết chương trình SGK, việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đã được tiến hành, thậm chí đi trước một bước.

Hơn 1 năm nữa liệu có “chạy” kịp chương trình?

chuong trinh gdpt moi chuan bi con nguoi vat chat the nao
Dự kiến, Bộ chỉ đạo sẽ dạy theo hình thức cuốn chiếu, không phải lập tức phải có sách giáo khoa cho cả 12 lớp. Ảnh: Đình Tuệ

Nghị quyết về đổi mới Chương trình, SGK giáo dục phổ thông ban hành ngày 28/11/2014, yêu cầu 4 năm sau triển khai chương trình mới. Nhưng muốn xây dựng chương trình mới lại phải chờ một văn bản hết sức quan trọng là khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.

Ngày 4/11/2016, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Như vậy, chỉ còn gần 2 năm nữa chương trình mới sẽ được áp dụng trong thực tế, điều đó có khả thi?

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: “Ban phát triển Chương trình đã thực hiện đúng tiến độ kế hoạch, để tháng 9/2017 có thể trình ban hành Chương trình giáo dục phổ thông. Hiện chương trình các môn học cũng đang được khẩn trương biên soạn”.

Trong quá trình biên soạn chương trình, Ban Phát triển Chương trình đã phải tiến hành dạy thực nghiệm các nội dung mới. Trên cơ sở đó, bộ phận biên soạn SGK sau này sẽ hoàn thiện để có bộ sách mới theo đúng kế hoạch. Thêm nữa, chúng ta sẽ dạy theo hình thức cuốn chiếu, không phải lập tức phải có sách giáo khoa cho cả 12 lớp.

Lộ trình thực hiện cụ thể là sau khi có chương trình tổng thể sẽ biên soạn chương trình môn học. Trên thực tế, sau khi lấy ý kiến dư luận, chuyên gia thấy cơ bản chương trình tổng thể "đứng" được, việc xây dựng chương trình bộ môn sẽ được tiến hành. Chương trình bộ môn cố gắng trong 1 - 2 tháng nữa sẽ đưa ra xin ‎ý kiến chuyên gia, thẩm định vòng 1, sau đó đến thẩm định vòng 2 cả chương trình tổng thể và chương trình môn học.

Chuẩn bị cơ sở vật chất như thế nào?

chuong trinh gdpt moi chuan bi con nguoi vat chat the nao
Một phòng học Tin học của học sinh khối 12. Ảnh: Đình Tuệ.

Tại buổi công bố dự thảo “Chương trình GDPT tổng thể” diễn ra vào chiều qua (12/4), GS.TS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định, điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học là vấn đề lớn. Chương trình này vừa là văn bản quy định nhưng cũng là cam kết của Nhà nước về chất lượng giáo dục phổ thông.

Nhà nước ở đây không chỉ Quốc hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT mà còn là chính quyền ở các địa phương. Để quyết định cải thiện điều kiện học tập, cơ sở vật chất các trường thì cấp ủy, chính quyền địa phương phải coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu và phải đầu tư xứng đáng.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cũng cho biết: “Bộ GD&ĐT cũng trình Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và phổ thông. Cùng với đó, Bộ thực hiện rà soát danh mục thiết bị trường học để phù hợp với chương trình mới”.

chuong trinh gdpt moi chuan bi con nguoi vat chat the nao Chương trình GDPT mới: Nhà trường sẽ xét công nhận tốt nghiệp

Trong tương lai, các trường THPT sẽ được quyền xét công nhận tốt nghiệp đối với học sinh lớp 12 khi hoàn thành các môn ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.