Chương trình GDPT mới: ‘Giảm số tiết học coi chừng tác dụng ngược’

Có ý kiến cho rằng, dù Bộ muốn giảm tổng số tiết học cho học sinh nhưng nếu không tính toán kỹ, điều này có thể gây ra những tác dụng ngược tai hại. 
chuong trinh gdpt moi giam so tiet hoc coi chung tac dung nguoc Chương trình GDPT mới: Liệu có phải 'Bình mới rượu cũ?'
chuong trinh gdpt moi giam so tiet hoc coi chung tac dung nguoc Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chú trọng 5 phẩm chất, 10 năng lực cho học sinh
chuong trinh gdpt moi giam so tiet hoc coi chung tac dung nguoc Dự thảo chương trình giáo dục mới: Học sinh THPT sẽ học 1 buổi 1 ngày
chuong trinh gdpt moi giam so tiet hoc coi chung tac dung nguoc Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới: Học sinh THCS sẽ học ít hơn?
chuong trinh gdpt moi giam so tiet hoc coi chung tac dung nguoc Dự thảo chương trình giáo dục 2017: Giảm tổng số tiết dạy lớp 1, lớp 2

Mới đây hôm 27/7, Bộ GD&ĐT đã công bố Chương trình GDPT tổng thể mới trên hệ thống cổng thông tin điện tử của Bộ để tiếp tục lấy ý kiến góp ý từ các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo.

Là một giảng viên của Đại học Bách khoa Hà Nội, thầy giáo Đào Tuấn Đạt cũng đã có những chia sẻ của mình với Chương trình GDPT tổng thể lần này.

chuong trinh gdpt moi giam so tiet hoc coi chung tac dung nguoc
Thầy giáo Đào Tuấn Đạt. Ảnh: Đình Tuệ.

Thầy Đạt phân tích: "Tổng số tiết một tuần vẫn là 29 tiết thì đâu có giảm. Giảm tiết môn này lại nhồi vào môn mới như môn Trải nghiệm. Mà giảm một cách cơ học, đồng đều không lưu ý đến chuyên môn thì thật tai hại.

Tôi lấy ví dụ môn toán với 3 tiết một tuần thì không biết học sinh sẽ học toán như thế nào. Lại cưỡi ngựa xem hoa và đi học thêm thôi. Khi sĩ số lớp đông, năng lực tự học yếu, thời gian lại không đủ thì chắc chắn sẽ dẫn tới quá tải cơ học.

Chuyên sâu về toán thì không đủ thời gian. Không chuyên sâu về toán, chẳng hạn chọn định hướng văn chương hay nghệ thuật thì toán lại thừa. Tình trạng cần học thì không đủ thời gian mà không cần vẫn phải học sẽ lại diễn ra như hiện nay. Các bất cập vẫn như cũ".

chuong trinh gdpt moi giam so tiet hoc coi chung tac dung nguoc
Thí sinh dự thi THPT 2017. Ảnh: Zing.vn.

Đồng thời, thầy giáo Đào Tuấn Đạt cũng cho hay: Chương trình mới được công bố lần này không có một bước tiến nào về tư duy so với các bản dự thảo được công bố trước đây. Giáo dục sẽ vẫn chạy theo quán tính cũ và buộc lòng chúng ta phải xem nền giáo dục của chúng ta vẫn đang tiếp tục thời kỳ quá độ dài lâu.

Các bản dự thảo làm tôi hoàn toàn thất vọng và tôi không trông đợi vào một điều kỳ diệu nào đó xảy ra ở bản công bố chính thức này. Đã không có một nhận thức và tư duy đột phá nào kiểu như “khoán 10” trong giáo dục. Không có “Báo cáo chính trị” nào được viết lại vào “đêm trước của đổi mới” như ở Đại hội Đảng lần thứ 6.

Không có sự thay đổi nào về nguyên lý và cách nhìn nên tất yếu sự thay đổi là chắp vá và không có logic. Đó chỉ là sự bày biện lại những điều đã cũ. Thay đổi cách gọi tên và bổ sung vài chi tiết còn chưa được kiểm nghiệm về mặt khoa học.

Đó là việc nhận thức sai về bản chất, mục đích, nhiệm vụ giáo dục. Dẫn tới định hướng sai về chương trình, phương pháp giảng dạy và hình thức thi cử. Từ đó dẫn tới “dạy giả”, “học giả”, nhồi nhét, đánh đố, khoang trương hình thức chứ cốt nắm được tinh thần, bản chất và cốt lõi của vấn đề.

Học sinh phải học nhiều nhưng vẫn không có tư duy khoa học, con người chỉ lớn lên chứ không trưởng thành lên được. Nhìn ra xung quanh chúng ta chỉ thấy mình kém cỏi. Đó trước hết là do giáo dục.

chuong trinh gdpt moi giam so tiet hoc coi chung tac dung nguoc
Học sinh THPT trong lễ bế giảng năm học. Ảnh minh họa.

Vị giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội cũng chỉ rõ: "Là một chương trình đúng nghĩa như một văn bản khoa học chứ không phải khẩu hiệu chung chung thì phải trả lời được bốn câu hỏi sau:

1) Triết lý giáo dục. Có thể hiểu triết lý giáo dục đơn giản là chúng ta mong muốn nền giáo dục sẽ sinh ra con người như thế nào. Xưa thì giáo dục phải đào tạo con người “vừa hồng vừa chuyên”, nay thì sao để đất nước không bị tụt hậu về kinh tế, khoa học…

2) Mục tiêu của từng cấp học.

3) Nguyên lý, phương pháp giáo dục. Xưa thì thầy đọc trò chép, nay thì là gì.

4) Kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra cái gì, lúc nào, bằng phương pháp nào.

Cả bốn vấn đề trên cái thì không có, cái có thì mờ nhạt và thiếu căn cứ khoa học. Vì thế nó một mình một kiểu, không biết đặt vào đâu trong góc nhìn thế giới".

Ngoài ra, thầy Đào Tuấn Đạt cũng làm rõ hơn khái niệm Phân hóa và chuyên sâu là như thế nào:

"Mỗi học sinh có một thiên tư khác nhau. Như chim thì bay trên trời, cá thì bơi dưới nước. Thế nên giáo dục phải phân hóa. Học sinh phải được chú trọng các môn sở trường của họ. Các môn sở trường thì phải chuyên sâu. Bây giờ xu thế chung là chương trình cử nhân chỉ còn 3 năm. Không phải là chương trình được cắt ngắn một cách cơ học mà đã được dạy chuyên sâu ở phổ thông rồi.

Nhìn vào chương trình của ta thì tất cả các môn đang dàn hàng ngang để đi. Làm gì có ai sở trường mà tới cả 5 môn. Học sinh sẽ lại phải đối phó và nhà trường vẫn sẽ tồn tại khái niệm phản giáo dục là môn chính, môn phụ".

chuong trinh gdpt moi giam so tiet hoc coi chung tac dung nguoc Chương trình GDPT mới: Liệu có phải 'Bình mới rượu cũ?'

Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể mới được Bộ GD&ĐT thông qua hôm 27/7 vẫn đang nhận được sự góp ý của ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.