Ngày 15/9, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể mới đã có những chia sẻ về một số vấn đề 'nóng' liên quan đến sách giáo khoa (SGK) và chương trình mới.
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể mới. Ảnh: Đình Tuệ. |
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, hiện tại ban soạn thảo đã được 20/25 hội đồng thẩm định các môn học thông qua để tổ chức khâu biên tập kĩ thuật. Sau đó chuyển qua bộ phận pháp chế của Bộ GD&ĐT xem xét, nếu không có vấn đề gì thì mới ban hành chương trình được.
Trước đó vào tháng 1/2018, Bộ GD&ĐT đã công bố dự thảo chương trình các môn học lên mạng để lấy ý kiến nhân dân, các nhà xuất bản (NXB) cũng rất nhạy bén là đã tổ chức viết rồi. Khi mà Bộ trưởng kí ban hành thì NXB sẽ đối chiếu với chương trình ấy và sẽ sửa sao cho phù hợp.
"Nhưng việc có chắc chắn triển khai được chương trình bắt đầu từ năm học 2019 - 2020 như mong muốn của Bộ không thì tôi cũng chưa dám khẳng định.
Bởi, theo Nghị quyết 88 thì cuối năm nay Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ phải báo cáo với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về tình hình thẩm định, nghe ý kiến thảo luận của các đại biểu. Trên cơ sở đó, Bộ trưởng sẽ phải xin ý kiến của Chính phủ thì lúc đó mới triển khai được", GS Thuyết chia sẻ.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng chưa chắc chắn chương trình GDPT mới được triển khai từ năm 2019. Video: Đình Tuệ. |
Trước ý kiến băn khoăn của nhiều người về việc mới đây, trên diễn đàn của Quốc hội có nhiều đại biểu cho rằng nên cân nhắc lại chủ trương '1 chương trình nhiều bộ SGK', thay vào đó là thực hiện '1 chương trình 1 bộ SGK' để tiết kiệm, tránh lãng phí và giảm tải cho học sinh, GS Thuyết cho hay, bản thân ông cũng cảm thấy khá ngạc nhiên trước thông tin này.
Ông Thuyết phân tích: "Tại sao nghị quyết của Quốc hội đã ban hành rồi mà vẫn còn những ý kiến trái ngược như vậy. Dĩ nhiên ý kiến phân vân từ thực tiễn không bao giờ là không có. Về mặt thẩm quyền, tôi nghĩ Quốc hội vẫn có quyền sửa lại Nghị quyết 88 nhưng mà quy trình để ban hành nghị quyết mới cũng không phải một sớm một chiều. Cho nên, trong xã hội ta dù là ai cũng đều phải tuân thủ đúng pháp luật.
Nghị quyết 88 của Quốc hội đã ban hành rồi cũng ngang với luật, không ai có thể bảo các vị đại biểu Quốc hội không thể bàn thảo để ra một nghị quyết mới. Nhưng tôi nghĩ, nếu có chuyện ấy thì cũng sẽ phải trao đổi với Bộ GD&ĐT trước. Còn thực tế như mấy ngày qua nói thật là cũng khiến cho nhiều người trong ngành giáo dục hoang mang...".
GS Nguyễn Minh Thuyết nói về ý kiến '1 chương trình nhiều bộ SGK'. Video: Đình Tuệ. |
Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết, khi tiến hành đổi mới chương trình giáo dục ngoài các quy trình cần có thì cũng nên theo xu thế của thế giới. Nếu thế giới '1 chương trình nhiều SGK' mà chúng ta vẫn giữ cái cũ của mình là '1 chương trình 1 SGK' thì không ổn.
Nghị quyết 88 đưa ra chủ trương '1 chương trình nhiều SGK' là tạo điều kiện cho việc huy động được trí lực của xã hội. Xã hội có thể có nhiều người giỏi nhưng người ta không tham gia vào 1 bộ SGK đó mà có thể họ tham gia làm bộ SGK khác. Lúc này, chúng ta mới huy động được nguồn lực của xã hội để phát triển giáo dục.
Thực nghiệm chương trình môn học mới: Vẫn còn giáo viên chưa thay đổi cách dạy cũ
Chiều 3/5, Ban soạn thảo các chương trình môn học mới đã báo cáo kết quả thực nghiệm về dự thảo các chương trình môn ... |
Chương trình GDPT tổng thể: Từ lớp 4 sẽ học về 'tiền và giá trị của tiền'
Theo chủ biên chương trình môn Giáo dục công dân, học sinh lớp 9 sẽ được trang bị kiến thức để trở thành 'người tiêu ... |
Chương trình mới sẽ giảm tải các kiến thức hàn lâm, cồng kềnh ra sao?
Nhiều phụ huynh băn khoăn, liệu trong chương trình GDPT mới sẽ giảm tải các kiến thức mang tính hàn lâm, cồng kềnh với học ... |
Sẽ dùng tư liệu ngoài SGK để đánh giá, thi cử trong chương trình GDPT mới
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc thi cử trong chương trình GDPT mới, giáo viên sẽ có quyền được sử dụng tư liệu ngoài SGK ... |
Môn Vật lý: Đánh giá học sinh qua các sản phẩm thực hành và mang tính tích hợp
Trong chương trình môn Vật lý mới, cách thức đánh giá học sinh sẽ thông qua các sản phẩm thực hành và mang tính tích ... |
Chương trình môn Hóa học mới: Tăng tính thực hành và kết hợp giáo dục STEM
Theo PGS.TS Đặng Thị Oanh, chương trình môn Hóa học mới sẽ tăng cường tính thực hành, thực nghiệm và kết hợp phương pháp giáo ... |
6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình Ngữ văn mới: 'Bị khuyết thiếu về mặt thể loại'
Dự thảo chương trình Ngữ văn mới ở cấp THPT sẽ có 6 tác phẩm được dạy bắt buộc, điều này khiến cho các giáo ... |