Môn Vật lý: Đánh giá học sinh qua các sản phẩm thực hành và mang tính tích hợp

Trong chương trình môn Vật lý mới, cách thức đánh giá học sinh sẽ thông qua các sản phẩm thực hành và mang tính tích hợp.
mon vat ly danh gia hoc sinh qua cac san pham thuc hanh va mang tinh tich hop Bộ GD&ĐT cần chấn chỉnh trước hàng loạt sai sót sau khi bị thanh tra
mon vat ly danh gia hoc sinh qua cac san pham thuc hanh va mang tinh tich hop Chương trình môn Hóa học mới: Tăng tính thực hành và kết hợp giáo dục STEM
mon vat ly danh gia hoc sinh qua cac san pham thuc hanh va mang tinh tich hop Đánh giá Hoạt động trải nghiệm của học sinh sẽ nhận xét thay vì cho điểm
mon vat ly danh gia hoc sinh qua cac san pham thuc hanh va mang tinh tich hop Chương trình Ngữ văn mới cần quy định rõ tác phẩm nào được tự chọn để dạy và học

Liên quan đến những điểm mới của chương trình môn Vật lý trong Dự thảo Chương trình GDPT tổng thể sắp được Bộ GD&ĐT công bố, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Văn Khánh - Chủ biên chương trình bộ môn Vật lý.

Chương trình mang tính phân hóa cao

PV: Thưa PGS, ông có thể chỉ rõ một số điểm mới của dự thảo chương trình bộ môn Vật lý sắp được công bố?

mon vat ly danh gia hoc sinh qua cac san pham thuc hanh va mang tinh tich hop
PGS.TS Nguyễn Văn Khánh - Chủ biên chương trình bộ môn Vật lý. Ảnh: NVCC.

PGS.TS Nguyễn Văn Khánh: Trong chương trình GDPT mới, chương trình môn Vật lý được định hướng xây dựng tích hợp ở giai đoạn giáo dục cơ bản, phân hóa ở cấp THPT.

Thứ nhất, giáo dục vật lý được phân bố ở cả ba cấp học với các mức độ khác nhau, thông qua các môn học: Tự nhiên và Xã hội (lớp 1, lớp 2 và lớp 3); Khoa học (lớp 4 và lớp 5); Khoa học tự nhiên (Trung học cơ sở); Vật lý (Trung học phổ thông).

Ở cấp THPT, Vật lý là môn học thuộc nhóm môn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng của học sinh. Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp này, môn Vật lý giúp học sinh tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được định hình trong giai đoạn giáo dục cơ bản, củng cố các phẩm chất, kỹ năng cốt lõi, tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học.

Thứ hai, chương trình môn Vật lý giúp học sinh đạt được các phẩm chất và năng lực được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đồng thời nhận biết đúng được một số năng lực, sở trường của bản thân và lựa chọn được một số ngành nghề liên quan đến lĩnh vực mà môn học đề cập.

Thứ ba, kiến thức vật lý được tiếp cận theo quan điểm mới. Thiết kế chương trình chú trọng vào bản chất, ý nghĩa vật lý của các đối tượng, đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên về toán học; tạo điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lý, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn.

Các chủ đề được thiết kế, sắp xếp từ trực quan đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp, từ hệ được xem như một hạt đến nhiều hạt; bước đầu tiếp cận với một số nội dung hiện đại mang tính thiết thực, cốt lõi.

PV: Ở chương trình mới, học sinh có được tăng thời lượng thực hành và sẽ bố trí như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Văn Khánh: Dự thảo chương trình lần này chú ý thích đáng đến việc phát triển năng lực thông qua thực hành.

Bên cạnh việc sử dụng các mô hình vật lý và toán học, chương trình chú trọng thích đáng đến việc hình thành năng lực tìm tòi khám phá các thuộc tính của đối tượng vật lý thông qua các nội dung thí nghiệm, thực hành dưới các góc độ khác nhau.

Chương trình coi trọng việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng tri thức vật lý vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống; vừa bảo đảm phát triển năng lực trên nền tảng những năng lực chung và năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa đáp ứng yêu cầu định hướng vào một số ngành nghề cụ thể.

Ngoài nội dung giáo dục cốt lõi còn có các chuyên đề. Cùng với các nội dung giáo dục cốt lõi có thời lượng 70 tiết/năm học, những học sinh có định hướng nghề nghiệp cần vận dụng nhiều tri thức vật lý được học thêm 35 tiết chuyên đề/năm học.

PV: Ông có thể nói rõ hơn về các chuyên đề này?

PGS.TS Nguyễn Văn Khánh: Trong các chuyên đề này; một số có tác dụng mở rộng, nâng cao kiến thức và năng lực đáp ứng yêu cầu phân hóa ở cấp THPT; một số nhằm tăng cường hoạt động thực hành, vận dụng thực tế, giúp học sinh phát triển tình yêu, sự say mê, ham thích tìm hiểu khoa học, định hướng nghề nghiệp.

Chúng tôi xem đổi mới phương pháp giáo dục là yếu tố quyết định để phát triển năng lực học sinh. Các phương pháp giáo dục của môn Vật lý góp phần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, nhằm hình thành năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý (năng lực vật lý) cũng như góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung được quy định trong Chương trình GDPT tổng thể.

Chương trình được thiết kế nhằm tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Tùy theo yêu cầu cần đạt, có thể sử dụng một hoặc phối hợp nhiều phương pháp dạy học trong một chủ đề.

Đánh giá thông qua các sản phẩm thực hành

PV: Vậy việc kiểm tra, đánh giá với các em học sinh ở môn Vật lý có thay đổi gì không thưa ông?

mon vat ly danh gia hoc sinh qua cac san pham thuc hanh va mang tinh tich hop
Môn Vật lý THPT sẽ có nhiều điểm mới, nhất là với các học sinh có định hướng học chuyên sâu môn này. Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

PGS.TS Nguyễn Văn Khánh: Việc đánh giá kết quả giáo dục là một khâu then chốt trong phát triển năng lực học sinh.

Đánh giá kết quả giáo dục là hoạt động xem xét, so sánh mức độ đạt được của mỗi học sinh theo yêu cầu cần đạt của môn học, tìm ra nguyên nhân, dự đoán năng lực phát triển còn tiềm ẩn ở học sinh. Đánh giá là một bộ phận hợp thành quan trọng của quá trình giáo dục. Nó cho phép thu thập các thông tin về chất lượng học tập của học sinh, nhằm tạo các cơ hội và thúc đẩy quá trình học tập của học sinh.

Vì vậy, việc đánh giá kết quả giáo dục học sinh phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của môn học. Trong nội dung, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh, chương trình tạo điều kiện để chú trọng tập trung đánh giá các thành phần của năng lực vật lý.

Bên cạnh đánh giá kiến thức, coi trọng đánh giá khả năng đề xuất các phương án thí nghiệm, các kỹ năng thực hành và năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn. Do hình thức trắc nghiệm khách quan không phù hợp cho đánh giá kỹ năng thực hành nên chương trình quan tâm hợp lý đến việc sử dụng cách đánh giá qua các sản phẩm thực hành của học sinh (sản phẩm của các dự án học tập) cũng như các đánh giá mang tính tích hợp (STEM).

PV: Theo ông, chương trình lần này có tính đến các nhóm đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau hay không?

PGS.TS Nguyễn Văn Khánh: Chương trình có cấu trúc nội dung cũng như yêu cầu cần đạt về cơ bản là giống nhau cho tất cả các vùng, miền. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện những kỹ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá đối tượng vật lý, giáo viên có thể chủ động tổ chức cho học sinh hoạt động trải nghiệm và thực hành một số nội dung mang sắc thái riêng của địa phương mình.

Hơn nữa, một chương trình sẽ có nhiều bộ SGK. Căn cứ vào nội dung cốt lõi và yêu cầu cần đạt của chương trình, người biên soạn SGK phải thể hiện được tinh thần đổi mới của chương trình, từ phương pháp tiếp cận đến cấu trúc, nội dung.

Các chủ đề phải được trình bày sao cho nổi rõ được bản chất, ý nghĩa vật lý và thực tiễn của chúng, tránh lạm dụng toán học đồng thời tạo được điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lý, khơi gợi sự ham thích ở học sinh, tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn.

Chương trình có định hướng phát triển năng lực và định hướng dạy học phân hóa. Do vậy, sách giáo khoa phải được biên soạn có cấu trúc thể hiện rõ yêu cầu cần đạt ở những mức độ khác nhau (theo thang nhận thức và mức độ kỹ năng) hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực đã được đề cập trong chương trình và phải tạo cho người dạy thuận tiện trong việc tổ chức dạy học cho các đối tượng khác nhau.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

mon vat ly danh gia hoc sinh qua cac san pham thuc hanh va mang tinh tich hop Chương trình môn Hóa học mới: Tăng tính thực hành và kết hợp giáo dục STEM

Theo PGS.TS Đặng Thị Oanh, chương trình môn Hóa học mới sẽ tăng cường tính thực hành, thực nghiệm và kết hợp phương pháp giáo ...

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.