Sẽ dùng tư liệu ngoài SGK để đánh giá, thi cử trong chương trình GDPT mới

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc thi cử trong chương trình GDPT mới, giáo viên sẽ có quyền được sử dụng tư liệu ngoài SGK để cho học sinh làm bài thi. 
se dung tu lieu ngoai sgk de danh gia thi cu trong chuong trinh gdpt moi Học sinh sẽ học những môn học, hoạt động nào trong 12 năm học phổ thông?
se dung tu lieu ngoai sgk de danh gia thi cu trong chuong trinh gdpt moi Tác giả đề xuất bỏ 'Chí Phèo' khỏi SGK góp ý về Dự thảo chương trình GDPT mới
se dung tu lieu ngoai sgk de danh gia thi cu trong chuong trinh gdpt moi Môn Vật lý: Đánh giá học sinh qua các sản phẩm thực hành và mang tính tích hợp
se dung tu lieu ngoai sgk de danh gia thi cu trong chuong trinh gdpt moi Chương trình môn Hóa học mới: Tăng tính thực hành và kết hợp giáo dục STEM

Chiều 19/1, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố Dự thảo chương trình GDPT tổng thể, chương trình các môn học mới. Quý độc giả có thể tham khảo tàn bộ dự thảo bằng cách bấm vào Tại đây.

se dung tu lieu ngoai sgk de danh gia thi cu trong chuong trinh gdpt moi
Hiện tại, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố dự thảo các chương trình môn học để lấy ý kiến nhân dân. Ảnh: HH.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình GDPT tổng thể, chương trình mới gồm 20 môn/hoạt động giáo dục. Trong đó, có những môn học bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 như: Tiếng việt/Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm...

4 đặc điểm của chương trình mới gồm: Các chương trình môn học có nội dung gắn với mỗi cấp học và những yêu cầu cần đạt cụ thể; chương trình tập trung phát triển năng lực học sinh; thực hiện tích hợp các môn và liên môn và áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động. Điều này cũng đặt ra những thay đổi về yêu cầu thi cử cho học sinh.

Phân tích về điều này, GS.TS Đỗ Ngọc Thống – Chủ biên chương trình bộ môn Ngữ văn cho biết, đúng là phải thay đổi cách đánh giá thi cử. Môn Ngữ văn mới mở độ rộng cho giáo viên tự chủ, tự chọn, tự sáng tạo. Để ứng với chuyện chương trình mở như thế, yếu tố quan trọng nhất chính là chuẩn chương trình và yêu cầu cần đạt được của chương trình chứ không căn cứ vào bất cứ SGK nào.

Người ra đề sẽ căn cứ vào yêu cầu cần đạt để chọn những văn bản phù hợp, có thể không có trong SGK. Chúng ta cần dạy cho học sinh cách đọc văn bản. Như vậy, hoàn toàn có thể đo được năng lực vận dụng thực hành từ các lí thuyết đã được học để giải quyết một tình huống mới”.

Về hình thức thi THPT từ nay đến năm 2020, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết hình thức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ được giữ ổn định như hiện nay. Tuy nhiên, khi áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, việc đánh giá, thi cử của học sinh sẽ có thay đổi.

Ông Thuyết cũng cho hay, qua đấu thầu, Trung tâm đo lường kiểm định chất lượng giáo dục, thuộc Hiệp hội các trường đại học Việt Nam đã trúng thầu. Đơn vị này sẽ có nghiên cứu và báo cáo Bộ về chuẩn bị đổi mới hình thức đánh giá năng lực học sinh, trong đó có thi tốt nghiệp THPT và sớm có báo cáo với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

se dung tu lieu ngoai sgk de danh gia thi cu trong chuong trinh gdpt moi
Hình thức thi THPT từ nay tới 2020 sẽ được giữ nguyên. Ảnh minh họa: HH.

Bên cạnh đó, GS Thuyết thông tin: Trong vòng hai năm nay, Bộ GD&ĐT đã giao cho Cục Cơ sở vật chất khảo sát giao cho các Sở tiến hành điều kiện thực hiện chương trình học mới. Trong tháng 11/2017, Bộ đã tổ chức hội nghị và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Sở GD&ĐT về cơ sở vật chất. Ban soạn thảo đã đi thực tế 6 địa phương cho 6 vùng để khảo sát, phát phiếu hỏi, đặt câu hỏi. Đây là sự chuẩn bị rất cần thiết.

Theo TS Nguyễn Hữu Độ - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới được chuẩn bị từ lâu. Ban soạn thảo đã tiếp thu chọn lọc để sản phẩm được công bố, xin ý kiến của nhân dân.

Mục tiêu của chương trình là đổi mới căn bản toàn diện, kết hợp việc dạy làm người và định hướng nghề nghiệp, góp phần chuyển biến từ truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực người học. Chương giáo dục phổ thông phổ thông mới đáp ứng được yêu cầu và xây dựng theo hướng phát triển Kinh tế Xã hội từng địa phương.

Đại diện Ban soạn thảo chương trình GDPT mới cho hay, các công việc tiếp theo cần làm là: Tiếp thu ý kiến nhân dân, hoàn thiện các chương trình; Thẩm định và ban hành chương trình; Tập huấn cho các đối tượng khác nhau (giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở cơ sở, người biên soạn thẩm định SGK) về chương trình ; Biên soạn, thực nghiệm SGK theo lộ trình quy định tại Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội; Thẩm định, phê duyệt SGK; Tập huấn cho các đối tượng khác nhau về SGK; Chỉ đạo triển khai chương trình GDPT mới theo lộ trình.

se dung tu lieu ngoai sgk de danh gia thi cu trong chuong trinh gdpt moi Học sinh sẽ học những môn học, hoạt động nào trong 12 năm học phổ thông?

Chiều nay (19/1), Bộ GD&ĐT sẽ công bố Dự thảo chương trình các môn học mới. Vậy học sinh sẽ được học những môn học, ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.