Hiện tại, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố dự thảo các chương trình môn học mới. Có không ít ý kiến băn khoăn từ phía phụ huynh cho rằng, vậy các kiến thức cồng kềnh, hàn lâm ở chương trình cũ có được giảm tải trong chương trình sắp tới hay không. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã có những kiến giải của mình về vấn đề này.
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể. Ảnh: Thanh Hùng. |
Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình GDPT tổng thể cho biết, chương trình mới sẽ hướng đến thực hiện giảm tải. Có nhiều cách giảm tải như: giảm bớt kiến thức khó, tổ chức lại nội dung, tích hợp, thay đổi phương pháp dạy học, đổi mới SGK...
Về cách tổ chức tích hợp, thay vì học 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, chúng ta xây dựng môn học Khoa học tự nhiên. Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học - Các nguyên lý/khái niệm chung của khoa học - Hình thành và phát triển năng lực. Trong đó, các nguyên lý/khái niệm chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình.
Việc tổ chức lại nội dung ở môn Lịch sử. Chương trình Lịch sử mới của cả ba cấp học sẽ hầu như không thiết kế đồng tâm từ thấp lên cao. Trong đó, tiểu học chủ yếu dạy lịch sử thông qua các câu chuyện lịch sử; THCS dạy thông sử; THPT không lặp lại thông sử nữa mà có hệ thống các chủ đề và chuyên đề về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam.
"Nguyên nhân quá tải là do cả chương trình, SGK và cách dạy của giáo viên. Muốn SGK không quá tải thì trước hết phải tập huấn cho người viết sách. Người viết, người thẩm định SGK phải bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình. Hơn nữa, sắp tới sẽ có nhiều bộ sách SGK, nên quá tải hay không cũng là một yếu tố cạnh tranh, các tác giả viết sách phải cân nhắc điều này", ông Thuyết cho biết thêm.
Chương trình môn Toán mới sẽ được giảm các bài tập có nội dung lắt léo. Ảnh minh họa: Nhật Cường. |
Theo PGS.TS Hà Tuấn Đạt, thành viên ban soạn thảo chương trình bộ môn Toán cho biết, trong chương trình mới Toán sẽ không quá chú trọng nhiều đến bài tập có nội dung lắt léo, không phục vụ trực tiếp cho phát triển năng lực. Do vậy, giáo viên cần có sự thay đổi, trên cơ sở đã được đào tạo, kinh nghiệm giáo viên hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Về môn Ngữ văn, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn cho hay: Môn Văn sẽ mở độ rộng cho giáo viên tự chủ, tự chọn sáng tạo là cần thiết. Liên quan đến thi cử, phải thay đổi cách đánh giá. Đi cùng với đó, một trong yêu cầu là phải căn cứ vào chuẩn chương trình. Không căn cứ vào một cuốn SGK nào mà khi thi, đánh giá chỉ dựa vào những kỹ năng mà các em có được.
Giải thích việc tích hợp các môn Tự nhiên xã hội, Khoa học tự nhiên ở cấp Tiểu học và THCS, PGS.TS Mai Sĩ Tuấn cho biết, tích hợp nhằm giúp giải quyết vấn đề tốt hơn. Và cần phải hiểu đây là một môn học, chứ không phải cộng cơ học của 3 môn.
Bên cạnh đó, ông Mai Sĩ Tuấn cũng thông tin, nội dung giáo dục giới tính sẽ được lồng ghép trong môn Tự nhiên xã hội, Khoa học tự nhiên. Những nội dung giáo dục giới tính được đưa vào từ lớp 1 nhưng kiến thức cơ bản, nhẹ nhàng, nhằm giúp các em phân biệt được giới, ý nghĩa, tầm quan trọng của giới.
Sẽ dùng tư liệu ngoài SGK để đánh giá, thi cử trong chương trình GDPT mới
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc thi cử trong chương trình GDPT mới, giáo viên sẽ có quyền được sử dụng tư liệu ngoài SGK ... |