Chuyện đời bất ngờ của 'ông trùm' từ thiện đất Đà Nẵng

Chứng kiến tấm lòng thơm thảo của Sĩ đối với những phận người bất hạnh, cô sinh viên kinh tế chủ động ngỏ lời yêu dù biết rõ quá khứ tội lỗi một thời của “ông trùm” từ thiện.
 

Từ ông trùm bảo kê....đến ông trùm từ thiện

Sinh ra trong một gia đình gia giáo, trên mảnh đất nổi tiếng về truyền thống khoa cử, nhưng thay vì chăm chỉ học hành như anh chị em thì từ bé Trần Minh Sĩ (SN 1989, Hòa Phong, Hòa Vang, Tp Đà Nẵng) đã nổi tiếng nghịch ngợm quậy phá ở địa phương. Mới 13 tuổi, Sĩ đã học đòi ăn chơi. Thấy “đám” giang hồ ở quê không còn gì đáng "học hỏi", Sĩ “dạt” về phố.

"Ông trùm" từ thiện Trần Minh Sĩ.

18 tuổi, Sĩ trở về quê lập riêng cho mình một "băng" gồm 9 người, cùng với tuyên bố "xưng hùng" một phương. Hàng ngày, Sĩ tụ tập đàn em tại quán cà phê của gia đình ở xã Hòa Phú, rồi sau đó đi “hỏi thăm” các quán nhậu, karaoke… trong khu vực để thu tiền bảo kê. Nhiều chủ quán vì muốn được yên ổn kinh doanh đã chấp nhận nộp tiền cho nhóm của Sĩ. Thấy chỗ nào chưa nộp tiền bảo kê cho mình, Sĩ liền cho đàn em đến quán quấy rối, đuổi khách buộc chủ quán phải nộp tiền cho nhóm.

Bỗng một ngày, Sĩ quyết định bỏ hết tất cả để làm lại từ đầu. Để đoạn tuyệt quá khứ, Sĩ rời khỏi quê hương, vào Nam lập nghiệp mà không hề hay biết mình đang bị truy nã. Trong thời gian Sĩ không có mặt tại quê hương, toàn bộ đàn em của Sĩ đã bị Cơ quan công an huyện Hòa Vang tóm gọn.

Sau hơn hai năm xa quê, đến năm 2010 khi vừa về Đà Nẵng thì Sĩ bị bắt. Nhìn thấy con bị bắt, mẹ anh khóc ngất lên vì đau đớn. Nằm trong trại tạm giam Hòa Sơn, những hình ảnh đó càng khiến Sĩ quyết tâm làm lại cuộc đời. Khi đưa vụ án ra xét xử, căn cứ vào những tình tiết giảm nhẹ cùng sự thành thật khai báo của Sĩ, Tòa án Nhân dân huyện Hòa Vang đã tuyên xử phát Sĩ 18 tháng tù về tội danh “bảo kê” của mình, cho hưởng án treo.

Suốt thời gian thử thách, không ít kẻ đến lối kéo anh quay trở lại con đường cũ nhưng anh đều cương quyết đoạn tuyệt. Để bản thân không có thời gian rảnh, anh lao vào làm việc hết theo xe hàng rồi phân phối cà phê, cho các quán cà phê ở trung tâm thành phố.

Giữa năm 2012, trong lúc đang đi giao hàng cho khách, thấy trời mưa lớn, anh bèn chạy vào trú mưa tại một quán cà phê trên đường Dũng Sĩ Thanh Khê. Trong lúc chờ mưa tạnh, thấy một bà cụ già đã ngoài tám mươi tuổi vẫn đang đội mưa đi bán từng tờ vé số. Thấy vậy, Sĩ không ngần ngại rút trong túi 20 nghìn biếu bà cụ bán vé số. Trở về nhà, hình ảnh bà cụ đội mưa đi bán vé số cứ ám ảnh khiến Sĩ luôn trăn trở mình phải làm một gì đó để giúp những người khó khăn hơn mình.

Sĩ và các thành viên CLB CTXH Teen Đà Nẵng trong một buổi thiện nguyện.

Ý tưởng này được Sĩ cùng các thành viên trong CLB CTXH Teen Đà Nẵng hiện thực hoá suốt hơn ba năm qua. Từ một câu lạc bộ ít thành viên, đến nay CLB CTXH Teen Đà Nẵng đã trở thành một nhóm hoạt động từ thiện xã hội lớn mạnh, có hàng chục thành viên luôn sẵn sang tham gia các hoạt động từ thiện của câu lạc bộ.

Ngoài các chương trình định kỳ như phát cơm chay từ thiện vào các ngày 15 và 30 âm lịch hàng tháng và Áo ấm cho người nghèo thì CLB còn rất nhiều hoạt động quyên góp ủng hộ cho các hoàn cảnh khó khăn.

Hàng vạn suất cơm từ thiện, hàng nghìn suất quả đến trẻ em vùng cao, hàng chục ngôi nhà từ thiện là thành quả lao động không biết mệt mỏi của anh cùng các bạn trong câu lạc bộ. Để có tiền cho các hoạt động của câu lạc bộ, thì ngoài sự hỗ trợ từ các mạnh thường quân, Sĩ cùng các thành viên không nề hà bất cứ việc gì từ thu gom phế liệu đến bán hoa, quà lưu niệm trong dịp lễ hay mở quán ăn vặt.

Và mối tình "như mơ" với cô sinh viên mê từ thiện

Khi đã thực sự trưởng thành, Sĩ luôn khao khát có một người phụ nữ của riêng mình thì lúc đó anh vô cùng khó tìm người yêu. Nhiều bạn bè thấy Sĩ đã lớn nhưng vẫn chưa có bạn gái, sợ Sĩ lo chuyện xã hội mà quên hạnh phúc riêng nên tích cực mai mối cho anh nhiều người.

Sĩ và Ánh luôn sát cánh bên nhau trong mỗi chuyến thiện nguyện dù vào thời điểm nào hay nơi đâu.

Thế nhưng, quen nhau được một thời gian, cô nào cũng "bỏ chạy". Mãi sau này anh mới biết, tất cả chỉ vì quá khứ của mình. Nhiều cô sợ sau này anh lại nổi máu “yêng hùng” bỏ đi biệt tích cũng có người từ chối vì sợ sau này anh mê làm từ thiện rồi bỏ bê, không quan tâm đến người yêu.

Thấy vậy, nên suốt một thời gian dài, Sĩ dành toàn bộ thời gian cho công việc và hoạt động thiện nguyện. Những lúc rảnh rỗi, anh tranh thủ lên kế hoạch cho các hoạt động của câu lạc bộ trong thời gian tới, mà không mảy may nghĩ đến chuyện tình yêu.

Anh không hề hay biết, cô sinh viên Trần Ngọc Ánh một thành viên của CLB đang thầm yêu anh chủ tịch hội khó tính. Ngày tỏ tình sau khi nhận được cái gật đầu của cô, anh kể hết cho người yêu nghe toàn bộ quá khứ cùng những tất xấu của mình để tự cô đưa ra quyết định ở lại cùng anh, hay dừng lại khi chuyện còn chưa đi quá xa.

Từ khi trở thành một cặp, thì đi đâu cả hai cũng rời nhau một bước. Từ những chương trình phát cơm chay miễn phí định kỳ, hay những chương trình quyên góp nhằm gây quỹ cho trẻ em nghèo hiếu học ở các huyện miền núi tại các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum thì Ánh cũng đều có mặt để hỗ trợ cho bạn trai của mình.

Ngay cả những lần đi phát quà cho trẻ em nghèo tận sát biên giới xa xôi, đi lại vất vả dù người yêu không muốn những Ánh vẫn bướng bỉnh muốn đi theo. Thấy vậy, anh Sĩ chỉ biết lắc đầu ngao ngắn vì sợ cô người yêu mê hoạt động thiện nguyện hơn mê mình.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.