Ông Đặng Thuần Phong, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phát biểu khai mạc hội thảo. (Ảnh: Hồng Vân). |
Theo đó, TS. Phạm Tuấn Khải, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam cho rằng, tờ trình của Chính phủ về Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia chưa mang tính khoa học, cũng không trích dẫn số liệu chính xác.
“Nếu thông qua dự luật này thì có nghĩa là tiêu diệt toàn bộ ngành rượu bia. Ví dụ ở trang 5 tờ trình có nói tại Việt Nam, phí tổn kinh tế do rượu, bia gây nên ước tính khoảng 65.000 tỷ đồng nhưng sang đến đầu trang 6 thì ngành rượu bia chỉ nộp cho ngân sách khoảng 50.000 tỷ đồng thôi. Như vậy thì là thiệt hại lớn hơn đóng góp, ngành rượu bia chả đem lại lợi ích gì cho xã hội à?”, ông Khải đặt câu hỏi.
Do đó, luật sư này khẳng định: “Tôi không tin vào đánh giá của một số nghiên cứu trong nước được tài trợ và thực hiện bởi Bộ Y tế. Các số liệu chưa chính xác lắm. Hơn nữa, tờ trình cũng ít được tham gia ở tư cách sâu hơn nên ban soạn thảo cần xem lại”.
Đồng tình với TS. Khải, ông Đỗ Văn Vẻ, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII cho biết rằng, khi Chính phủ trình tờ trình này thì có nhiều ý kiến chưa thực sự khách quan.
“Nó như một bài hịch để khai tử rượu bia vậy, kể cả có sửa rồi nhưng do thời gian quá gấp nên cũng không đạt được như mong muốn. Thực sự cũng cần xem xét và đánh giá khách quan những điểm tốt của rượu, bia”, ông Vẻ nói.
Bên cạnh đó, ông Vẻ cũng cho hay, nhiều quy định trong dự thảo luật lại tập trung vào hạn chế thương mại thay vì bảo vệ sức khỏe hay kiểm soát hành vi của người sử dụng rượu bia.
Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, dự án luật không nên chỉ gồm những điều luật hạn chế thương mại đơn thuần vì những điều này đã có trong Luật Thương mại và Luật Quảng cáo, nếu cần có thể sửa đổi điều luật trong những luật này.
TS. Khải cho rằng, nếu thông qua dự luật này thì có nghĩa là tiêu diệt toàn bộ ngành rượu bia. (Ảnh: Hồng Vân). |
Đáng nói, tại hội thảo, TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) còn cho biết, để đăng ký được nấu rượu tại nhà, người dân phải trải qua 4 khâu thủ tục rất rườm rà và mất tới 10 triệu đồng.
Bình luận về điều luật này, Phó trưởng đoàn Đại biểu tỉnh Đồng Tháp nhận định: “Nếu đăng ký sản xuất kinh doanh rượu thủ công tốn cả chục triệu đồng thì chỉ khiến người ta làm trốn, sản xuất chui, có sản xuất mà không đăng ký thôi”.
Bên cạnh đó, ông Đặng Thuần Phong, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho rằng: “Chi phí cấp phép nấu rượu thủ công mà tới 10 triệu thì ai đăng ký? Người ta sẽ nấu rượu chui hết thôi”.
Ngoài ra, Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia còn cấm bán rượu bia trên internet.
Về khía cạnh này, tất cả đại biểu, chuyên gia tham dự hội thảo đều cho rằng, internet chỉ là một công cụ để thực hiện hành vi kinh doanh, nếu sản phẩm không bị cấm thì không có lý do gì không được dùng công cụ này để kinh doanh hợp pháp.
Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo luật loại bỏ quy định cấm bán rượu bia trên internet trong Dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Dự thảo chính sách mới về bia rượu: Dân càng nhậu 'chui' nhiều hơn?
Đại diện Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho rằng dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu, bia ... |
Chỉ được bán rượu bia, đồ uống có cồn từ 6-22 giờ?
Theo dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác, chỉ được bán rượu, bia và đồ uống ... |
Việt Nam lên hạng rất nhanh trên bảng xếp hạng uống nhiều rượu bia
"Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách các nước dùng nhiều rượu bia. Đến năm 2016, đã tiến lên vị trí 64. ... |
441 triệu USD thất thoát mỗi năm vì rượu lậu, tự nấu – phòng chống tác hại như thế nào?
Dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo đang lấy ý kiến, đưa ra đề xuất ... |