'Chuyện lên lớp chỉ là chuyện nhỏ, những chuyện khác mới khiến thầy cô sợ'

Sau 7 năm công tác, thầy Phạm Minh Tuệ mới thấm thía nỗi vất vả của nghề, thậm chí còn phải đi bán hàng online, viết báo để kiếm thêm thu nhập.
chuyen len lop chi la chuyen nho nhung chuyen khac moi khien thay co so 'Chuyện cấm dạy thêm – học thêm là không phù hợp'
chuyen len lop chi la chuyen nho nhung chuyen khac moi khien thay co so Không dạy thêm, thầy cô làm gì để sống?
chuyen len lop chi la chuyen nho nhung chuyen khac moi khien thay co so Thầy giáo dạy hợp đồng 18 năm, lương 1,3 triệu muốn ở lại làm... bảo vệ

Phạm Minh Tuệ sinh năm 1990, hiện đang là giáo viên tại trường THPT Lê Văn Tám (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng). Trước những trăn trở về nghề giáo, thầy Tuệ đã có chia sẻ xúc động về nghề cũng như "bóc trần" những khó khăn mà giáo viên phải đối mặt mỗi ngày.

"Chuyện lên lớp chỉ là chuyện nhỏ, những chuyện khác mới khiến thầy cô sợ"

chuyen len lop chi la chuyen nho nhung chuyen khac moi khien thay co so
Sau 7 năm công tác, thầy Tuệ nhận thấy nghề giáo không hề nhàn rỗi như thầy từng nghĩ

Theo thầy Tuệ chia sẻ, giáo viên thời nay phải đối mặt với nhiều áp lực: Áp lực với Ban lãnh đạo, với thanh tra, với hồ sơ sổ sách, bồi dưỡng chuyên môn và rất nhiều các cuộc thi của các cấp trong một năm học.

Nhiều người cho rằng giáo viên mỗi tuần có mười mấy tiết dạy thì quá nhàn hạ, giáo án thì cũng có chừng ấy nói đi nói lại. Nếu nói như vậy chỉ mới đúng nhưng chưa đủ, chưa hiểu về những đặc trưng cơ bản của ngành giáo dục.

Theo số tiết quy định hiện hành: Tiểu học 23 tiết/tuần, THCS 19 tiết/tuần, THPT 17 tiết/tuần, nếu nhân số tiết với số phút quy định thì thấy nó sẽ ít hơn so với các ngành nghề khác. Nhưng chuyện lên lớp chỉ là chuyện nhỏ, mà những chuyện khác mới khiến thầy cô sợ.

Giáo án thì phải thay đổi và soạn lại hàng năm bởi năm nào cũng tập huấn và bổ sung thêm nhiều phương pháp, kiến thức, rồi tích hợp khác nhau. Đang dạy theo bài rồi lại quay sang dạy theo chủ đề, dạy tích hợp đơn môn, đa môn… nên giáo án không năm nào giống năm nào. Khi những người làm ngành nghề khác tối về có thời gian chăm sóc gia đình, nghỉ ngơi thì giáo viên phải lo giáo án, chấm bài, xây dựng kế hoạch.

Chỉ việc chấm bài cũng chiếm một lượng cực lớn thời gian của giáo viên khi ở nhà. Nếu là giáo viên môn Ngữ Văn thì thời gian chấm bài lại nhiều gấp bội. Đó là chưa nói phải sửa lỗi chính tả, ngữ pháp, lỗi diễn đạt và bắt buộc phải phê, nhận xét vào từng bài viết của học trò.

chuyen len lop chi la chuyen nho nhung chuyen khac moi khien thay co so
Theo thầy Tuệ chia sẻ, giáo viên thời nay phải đối mặt với nhiều áp lực

Ngoài chuyện chuyên môn giảng dạy thì giáo viên phải thực hiện với rất nhiều công việc ngoài chuyên môn. Riêng khoản hồ sơ sổ sách cũng đã chiếm hết rất nhiều thời gian của giáo viên.

Bộ quy định chỉ 4 - 5 loại sổ sách nhưng đơn vị cơ sở lại phát sinh thêm hàng loạt loại nữa: Sổ kế hoạch cá nhân, Kế hoạch học tập theo Bác, Sổ chủ nhiệm, Sổ bồi dưỡng thường xuyên, Sổ hội họp… Tổ trưởng chuyên môn có thêm Sổ sử dụng đồ dùng dạy học, Sổ theo dõi dạy bù, Sổ chuyên đề, Lịch công tác, Kế hoạch kiểm tra nội bộ…

"Hội họp thì liên miên trong tháng. Mỗi tháng họp tổ chuyên môn 2 lần, họp Hội đồng sư phạm 1 lần, nếu là Đảng viên thì mỗi tháng họp chi bộ 1 lần, họp Đoàn 1 lần nếu là đoàn viên thanh niên… Ngoài ra giáo viên tham gia tập huấn chuyên môn, học chính trị, tham gia các hội, tham gia dạy tốt chào mừng các ngày lễ lớn, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, tham gia vận động học sinh bỏ học…

Ngoài những việc trong trường thì còn lo thanh tra các cấp về, kiểm tra nội bộ trong trường. Mỗi đợt thanh tra về lại dự giờ lại kiểm tra hồ sơ sổ sách, lại góp ý dài lê thê… Với chừng ấy công việc chuyên môn và ngoài chuyên môn thì thử hỏi vì sao giáo viên không phải lo cho được", thầy Tuệ trải lòng về nghề.

chuyen len lop chi la chuyen nho nhung chuyen khac moi khien thay co so
Ngoài chuyện chuyên môn giảng dạy thì giáo viên phải thực hiện với rất nhiều công việc ngoài chuyên môn

Bán hàng online, viết báo… để kiếm thêm tiền

Tiếp tục với câu chuyện về nghề, thầy Tuệ tâm sự rằng hơn 7 năm trong nghề, nhưng lương thì thấp (4.5 triệu/ tháng) thua xa lương công nhân. Đến bây giờ cuộc sống của thầy vẫn chưa dư giả, vẫn đang cố gắng từng ngày để lo cho cuộc sống gia đình.

7 năm qua thầy phải đi dạy tại ngôi trường cách nhà 12km và phải “cuốc bộ” hơn 1km đường đất từ nhà đến chỗ gửi xe. Hôm nào trời mưa là đường lầy lội, trơn trợt rất khó đi, có khi đến trường quần áo dính đầy sình bùn. Và mỗi ngày thầy phải thức dậy lúc 4h30 để chuẩn bị cho một cuộc hành trình đến trường - đi tìm tri thức mới cho học trò.

Ngoài công việc dạy học, tranh thủ thời gian rảnh vào buổi tối, thầy viết bài cộng tác cho một số trang báo, chụp ảnh, làm poster lịch, bán hàng online… để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Cha mẹ giờ đã lớn tuổi, lại bị bệnh mãn tính nên tuần nào thầy cũng dành thời gian chở cha và mẹ đi viện khám. Có hôm không kịp công việc, thầy còn mang cả xấp bài vào viện để tranh thủ chấm trong lúc đợi đến lượt cha mẹ vào khám.

Khi bán hàng thì đa số đồng nghiệp, người thân ủng hộ nhưng thu nhập cũng không được bao nhiêu. Thậm chí có người đặt hàng rồi khi giao hàng lại không lấy, khổ đủ thứ. Biết thấy thầy giáo bán hàng online thì học trò không nói gì, cũng hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh khó khăn của người thầy.

chuyen len lop chi la chuyen nho nhung chuyen khac moi khien thay co so
Dù làm nhiều thứ để trang trải cuộc sống nhưng thầy Tuệ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

"Không chỉ riêng tôi, tại trường tôi công tác hiện có nhiều thầy cô giáo ngoài giờ lên lớp cùng làm thêm công việc khác để có thêm thu nhập. Người nào có ruộng đất thì làm ruộng, người nào không có ruộng thì buôn bán: Bán quần áo online, bán phân bón, thuốc trừ sâu, bán thức ăn chăn nuôi, văn phòng phẩm, người thì chăn nuôi heo, cá,…

Nếu lương đáp ứng đủ nhu cầu đời sống thì giáo viên không phải làm nhiều việc, toàn tâm toàn lực đầu tư cho giáo dục.

Như những công việc nêu trên, cho thấy thầy cô giáo không có thời gian nhiều dành cho gia đình, đừng nói chi đến chuyện nghỉ ngơi, du lịch. Nản thì có nản, nhưng chuyện bỏ cuộc thì chưa dám nghĩ tới. Tôi không dám nói tôi yêu nghề, nhưng đó là công sức, tâm huyết đã bỏ ra ngần ấy năm trời.

Tôi nghĩ, bản thân được giảng dạy cũng là một điều rất may mắn so với nhiều người khác rồi. Trong năm 2017 lại có thêm 200.000 cử nhân không có việc làm, tôi lấy đó làm động lực để phấn đấu cho bản thân mỗi khi buồn tủi về nghề giáo", thầy Tuệ chia sẻ.

chuyen len lop chi la chuyen nho nhung chuyen khac moi khien thay co so Đề nghị Bộ xóa bỏ cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi

Về nguyên lí, không thể lấy 10 phút trên sân khấu để kết luận cô giáo đó là giáo viên chủ nhiệm giỏi hay không ...

chọn
Chủ tịch Sun Group: Đề xuất giao dự án lớn cho doanh nghiệp đủ năng lực, tiết kiệm nguồn lực cho khâu đấu thầu, đấu giá
Ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch Sun Group đề xuất cơ chế giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực thực hiện các dự án trọng điểm mang tính trọng lực bởi khâu đấu thầu, đấu giá khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí.