Chuyện 'ném đá' khoa học từ đề xuất cải tiến tiếng Việt vào đề Ngữ văn

"Những chỉ trích và mạt sát cá nhân với PGS.TS Bùi Hiền là điều không thể chấp nhận được", trích từ đề thi của trường THPT chuyên Tuyên Quang.

Sau đề thi Ngữ văn của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội, mới đây, trường THPT chuyên Tuyên Quang tiếp tục ra đề thi có phần Đọc hiểu (3 điểm), đề cập nghiên cứu cải tiến tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền.

chuyen nem da khoa hoc tu de xuat cai tien tieng viet vao de ngu van

Đề thi này trích đoạn ngữ liệu "Ném đá" khoa học của TS giáo dục Trần Thị Tuyết đăng trên báo chí như sau:

Việc cải cách chữ quốc ngữ ở Việt Nam cũng không phải là vấn đề mới, trước đây Hồ Chủ tịch cũng đã dùng "kách mệnh" hay "zân tộc" thay cho "cách mệnh" và "dân tộc". Nhiều văn sĩ và nhà khoa học trước như ông Nguyễn Văn Vĩnh, ông Nguiễn Ngu Í, ông Nguyễn Vĩ… cũng đã đề xuất và cổ động việc cải cách chữ quốc ngữ nhưng đều không thành.

Các văn sĩ này đều xuất phát từ một luận điểm chung là chữ quốc ngữ, theo thời gian, đã bộc lộ nhiều bất hợp lý như việc dùng hai tới ba chữ cái để biểu đạt một âm vị (ví dụ: C, Q, K hay GI, D, R) hoặc việc phải dùng hai chữ cái để biểu đạt một phụ âm (ví dụ: CH, NG, TH).

Đây là những hiện tượng bất quy tắc, và bởi chữ viết mang tính ước lệ, nên với nhiều trường hợp, ví dụ như tại sao dùng GI mà không dùng D, giáo viên cũng không thể giải thích một cách logic cho học sinh. Điều này gây khó khăn cho người học, đặc biệt cho trẻ em hay người nước ngoài học tiếng Việt.

chuyen nem da khoa hoc tu de xuat cai tien tieng viet vao de ngu van

Đề thi đề cập nghiên cứu cải tiến tiếng Việt của trường THPT chuyên Tuyên Quang. Ảnh: M.Đ.

Điều này cho thấy nghiên cứu của PGS.TS Bùi Hiền là có căn cứ khoa học và đáng được trân trọng, dù kết quả của ông có được áp dụng hay không. Cá nhân tôi thấy việc thay đổi hoàn toàn hệ thống hiện thời sang hệ thống chữ của ông là điều khó có thể thực hiện, nhưng việc đơn giản hóa chữ viết mà ông hướng tới không phải không thể ứng dụng ở một khuôn khổ nào đó.

Những đề xuất cải cách ký âm tiếng Việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh trước đây cũng đã không được ủng hộ, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó các quy ước về việc bỏ dấu và mũ của ông (như dấu huyền = f, dấu sắc = s, chữ â = aa, ô = oo…) đã được ứng dụng trong điện tín và giờ trở thành cách gõ telex thông dụng và quen thuộc của người dùng điện thoại hay máy vi tính.

PGS.TS Bùi Hiền, với tôi, người học trò của ông ở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội (nay là Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội), luôn là một hình mẫu về đạo đức, trí tuệ và sự cống hiến hết mình cho khoa học. Lần này, những gì ông đã làm - nghiên cứu khoa học nghiêm túc, thầm lặng trong suốt 40 năm; không tiêu tốn một đồng tiền thuế nào của nhân dân - tiếp tục là một lao động chân chính, đáng trọng.

Với tinh thần đó của một nhà khoa học, những phản ứng và tranh luận trái chiều, tôi tin, sẽ không làm ông gục ngã. Nhưng những chỉ trích và mạt sát cá nhân với ông là điều không thể chấp nhận được. Thói quen bảo thủ, co rúm lại trước những gì mới mẻ; tệ hơn là bài bác, chối bỏ cái mới sẽ khiến nhiều ý tưởng không có cơ hội để xuất hiện và sống sót.

Xã hội nào, theo tôi, cũng cần có càng nhiều càng tốt những con người không chấp nhận lối mòn, luôn loay hoay đổi mới, sáng tạo. Họ sẽ tạo động lực phát triển cho cả cộng đồng.

Ai cũng có quyền đưa ra ý kiến của mình. Ai cũng có quyền tham gia tranh luận về học thuật, miễn là bằng một thái độ có văn hóa; bằng những luận điểm rõ ràng và hơn hết, bằng tinh thần tôn trọng cái mới, cái khác biệt.

Phần đọc hỏi nêu ra các yêu cầu sau:

Câu 1: (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2: (0,75 điểm): Trong văn bản, tác giả thể hiện thái độ gì về nghiên cứu của PGS Bùi Hiền? Dựa trên cở sở nào để tác giả thể hiện thái độ đó?

Câu 3: (0,75 điểm): Người viết phê phán điều gì? Tác hại của điều đó?

Câu 4: (1 điểm): Tại sao có thể nói… “Những con người không chấp nhận lối mòn, luôn loay hoay đổi mới, sang tạo. Họ sẽ là động lực phát triển cho cả cộng đồng.

M.Đ., học sinh trường THPT chuyên Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, xác nhận đây là đề thi môn Ngữ văn học kỳ I của trường, chiều 13/12.

Học sinh này cho biết trước đó, em biết PGS.TS Bùi Hiền qua các phương tiện truyền thông như mạng xã hội, báo chí và ủng hộ đề thi này.

Thầy Trịnh Văn Quỳnh - giáo viên Ngữ văn trường THPT Lương Thế Vinh,

Nam Định - cho rằng đây là đề thi tốt. Cùng một vấn đề có tính thời sự nhưng giáo viên ra đề đã có sự định hướng tới người học những điều tích cực như chỉ ra những cơ sở khoa học trong nghiên cứu của PGS.TS Bùi Hiền, đề cao sự đổi mới sáng tạo trong mỗi người, phê phán việc "ném đá" vô ý thức các cá nhân trên mạng xã hội, khuyến khích giới trẻ tranh luận có văn hóa.

Học sinh có nhiều điều cần học hỏi và là phút giây nhìn nhận lại chính mình. Các câu hỏi cũng định hướng và kiểm soát, dự kiến được câu trả lời của học sinh. Giáo viên cũng không nên ngần ngại khi ra các đề thi có tính thực tiễn nhưng phải lựa chọn các góc nhìn phù hợp, lựa chọn thông tin và khai thác thông tin có ích trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho học sinh.

Trước đó, câu chuyện PGS.TS Bùi Hiền đề xuất thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có xuất hiện trong đề Ngữ văn của THPT chuyên Nguyễn Huệ, nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

TS Phạm Hữu Cường cho rằng khoảng 70% học sinh chưa biết PGS.TS Bùi Hiền là ai và càng không thể biết đầy đủ về công trình mà giáo sư đã công bố. Vì thế, các em bàn luận về vấn đề này sẽ tạo nên những phán xét bừa bãi về công trình nghiên cứu khoa học.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.