Chuyện oái ăm ở TP HCM: Kênh Hy Vọng thành… tuyệt vọng

Hàng loạt kênh rạch, công trình thoát nước tại thành phố Hồ Chí Minh bị lấn chiếm, cản trở dòng chảy.

Đó là tiết lộ của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp sơ kết 2,5 năm thực hiện chương trình đột phá về giảm ngập nước giai đoạn 2016-2020 diễn ra vào ngày 18/5. Cùng với đó hàng loạt kênh rạch, công trình thoát nước tại thành phố cũng bị lấn chiếm, cản trở dòng chảy.

Kênh Hy Vọng thành… tuyệt vọng

Sân bay Tân Sơn Nhất có 3 hệ thống thoát nước chính là kênh Hy Vọng, mương A41 và kênh Nhật Bản. Kênh Hy Vọng có chiều dài gần 2 km, đảm nhận chức năng thoát nước khu vực phía Bắc nhưng chưa được cải tạo triệt để, mỗi khi trời mưa lớn là sân bay lại bị ngập, ảnh hưởng đến hoạt động bay.

Theo ghi nhận của Tiền Phong vào chiều 18/5, hạ lưu kênh Hy Vọng đoạn giáp đường Phan Huy Ích (phường 15, quận Tân Bình) ngập kín rác, chủ yếu là vật dụng sinh hoạt, xác động vật, các chai thủy tinh, thậm chí có cả các loại vật liệu xây dựng.

Khu vực thượng nguồn con kênh đoạn nối từ phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất qua cầu Cống Lỡ, nhiều đoạn nước chuyển màu đen bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Ông Tuấn (62 tuổi, ngụ phường 15, quận Tân Bình) cho biết từ cuối năm 2017, sau khi đập bỏ cầu Hy Vọng trên đường Phan Văn Hớn và cho lắp cống hộp với tiết diện nhỏ hơn, dòng kênh càng bị hạn chế khả năng thoát nước.

“Thượng nguồn dòng kênh tập trung nhiều công ty, chợ và khu dân cư, lượng rác thải ra mỗi ngày rất nhiều trôi về khu vực cống hộp và bị dồn ứ lại cản trở thoát nước.

Rác rất nhiều nhưng hiếm khi thấy nhân viên vệ sinh môi trường đến dọn dẹp”, ông Tuấn nói.

Cùng ngày, chủ trì cuộc họp sơ kết 2,5 năm thực hiện chương trình đột phá về giảm ngập nước giai đoạn 2016-2020, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết:

Tôi đi kiểm tra ở quận Tân Bình, thấy người dân lấp kênh Hy Vọng làm lối đi để vận chuyển vật liệu.

“Sân bay chỉ có con kênh thoát nước, bị xả đầy rác, bây giờ còn dùng đến bao tải lấp rạch, mưa lớn nước thoát đi đâu hay dâng lên gây ngập sân bay”, ông Phong bức xúc.

Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP HCM (gọi tắt Trung tâm chống ngập) cho biết dự án cải tạo kênh Hy Vọng là dự án thành phần 4A thuộc dự án Tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên (giai đoạn 2) đã được UBND TP HCM chỉ đạo thực hiện từ năm 2013.

chuyen oai am o tp hcm kenh hy vong thanh tuyet vong

Kênh Hy Vọng thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất ngập đầy rác.

Đến tháng 5/2016, UBND TP HCM quyết định phê duyệt dự án đầu tư Quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP HCM bằng vốn ODA của Ngân hàng thế giới (WB), trong đó có hạng mục cải tạo kênh Hy Vọng với chiều dài gần 2km, kinh phí thực hiện là 488 tỉ đồng.

Trong đó, chi phí xây dựng là 99 tỷ đồng, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng là 277 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành thiết kế cơ sở, báo cáo đánh giá tác động môi trường và đang thực hiện công tác đo đạc, thu hồi đất cho dự án.

Tuy nhiên, đến tháng 6/2016, WB và UBND TP HCM đã thống nhất dừng gói tài trợ 400 triệu USD.

Hệ quả là một số dự án đang triển khai giữa chừng, trong đó có dự án cải tạo kênh Hy Vọng bị ngừng thi công.

Mãi đến gần đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự tính cho thành phố vay 8.000 tỷ đồng làm nhiều công trình chống ngập, xử lý nước thải đang “chết đứng” do bị WB cắt tài trợ, trong đó có dự án kênh Hy Vọng.

Đua nhau lấn công trình thoát nước

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đánh giá tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước để xây nhà, xả rác bừa bãi xuống kênh rạch ngày càng trầm trọng. Một số nơi, chính quyền vận động và hỗ trợ người dân di dời.

Đó là cái giá khá đắt mà TP HCM phải trả cho công tác quản lý nhà nước yếu kém. “Tôi đi kiểm tra, tại Quận 12, Gò Vấp, người dân xây nhà, làm nhà vệ sinh trên cống thoát nước”, ông Phong cho hay.

Phó Chủ tịch UBND Quận 9 Hoàng Minh Tuấn Anh cho biết 40% số tuyến đường trên địa bàn Quận 9 chưa có hệ thống thoát nước, kể cả các tuyến đường chính như Nguyễn Duy Trinh, Lê Văn Việt, Nguyễn Xiển, Hoàng Hữu Nam…

Đáng lưu ý, nhiều căn nhà xây dựng trên hệ thống thoát nước được chính quyền quận 9 cấp giấy chứng nhận nhà đất.

Theo ông Hoàng Minh Tuấn Anh, địa bàn quận có hệ thống sông rạch chằng chịt. Hệ thống thoát trước đây chủ yếu mương hở bị xói mòn sau thời gian vận hành nên trước kia nhiều người dân tự nguyện xây cống, xây kè chống xói lở.

“Nhiều người thậm chí xây nhà và kê khai nên mình phải cấp phép, cấp giấy… UBND quận thấy điều này, đã đề xuất tái tạo hệ thống này hoàn chỉnh và phải chấp nhận bỏ kinh phí hỗ trợ người dân, không thể lấy lý do khôi phục cống để đuổi dân ra. Đây là vấn đề lịch sử để lại”, ông Tuấn Anh giải thích.

Theo Phó giám đốc Trung tâm chống ngập Nguyễn Hoàng Anh Dũng, nhiều công trình xây dựng lấn chiếm kênh, rạch, miệng cửa xả, hố ga dẫn đến hệ thống thoát nước bị thu hẹp dòng chảy, gây ô nhiễm, ngập cục bộ ở một số vị trí và khó khăn trong công tác nạo vét, duy tu và ảnh hưởng đên đời sống người dân.

Đến nay, TP HCM mới xử lý được 16/75 vị trí lấn chiếm sông, kênh, rạch; 13/59 vị trí lấn chiếm cửa xả, 40/105 vị trí lấn chiếm hố ga và khôi phục 1.447 m/14.055 m cống, 37/398 vị trí hầm ga bị chiếm dụng.

“Ngập nước không phân biệt ngành này, ngành nọ, quận này, quận kia. Câu chuyện chống ngập của TPHCM là sự phối hợp của cơ quan chức năng và các địa phương”

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM

chuyen oai am o tp hcm kenh hy vong thanh tuyet vong Những thành phố kênh đào nào đáng khát khao cho chuyến đi 2018

Bangkok Klongs của Thái Lan, Venice của Ý hay Hội An của Quảng Nam... đều là những thành phố kênh đào quyến rũ, đáng để ...

chuyen oai am o tp hcm kenh hy vong thanh tuyet vong TP.HCM: Nắp cống bị vật cản, nước tràn từ kênh Rạch Đĩa gây ngập nặng

Nước dâng cao trên kênh Rạch Đĩa (Q.Thủ Đức, TP.HCM) nhưng nắp cống ngăn triều không tự đóng lại được, khiến toàn bộ hộ dân ...

chuyen oai am o tp hcm kenh hy vong thanh tuyet vong Di dời hơn 20.000 căn nhà ven và trên kênh rạch tại TP HCM

Hơn 20.000 căn nhà ven và trên kênh rạch tại TP HCM đã và đang được di dời, giải tỏa để góp phần vào công ...

chọn
Thông tin quy hoạch nên biết khi mua nhà đất tại TP Huế
Khi tỉnh Thừa Thiên Huế lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, TP Huế sẽ được chia thành hai quận riêng biệt là quận phía Bắc sông Hương và quận phía Nam sông Hương. Cùng điểm qua những thông tin quy hoạch nổi bật tại TP Huế.