'Thiếu cơ chế đặc thù, Sài Gòn từ sầm uất trở nên trầm uất' | |
Bộ trưởng Tài chính: Mức tăng thuế thí điểm của TP HCM sẽ không quá cao |
Cơ chế đặc thù được kỳ vọng sẽ giúp TP HCM phát triển nhanh. |
Sự kiện Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM với 460/465 đại biểu tán thành, đạt tỷ lệ 93,69% được dư luận quan tâm nhiều.
Chia sẻ với chúng tôi, PGT TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho hay cơ chế đặc thù có nghĩa là cơ chế khác biệt với cái cũ về cơ chế quản lý, tài chính, tuyển dụng hay một số cơ chế đặc biệt khác.
PGS TS Ngô Trí Long. Ảnh: BizLIVE |
“Nhiều quan điểm cho rằng TP HCM có nhiều khác biệt so với các thành phố khác trên cả nước nên cần thiết có cơ chế đặc thù để thúc đẩy thành phố phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là cơ chế, trách nhiệm của cơ quan giám sát, cơ quan kiểm tra và việc qui trách nhiệm được thực hiện như thế nào”, ông Long đặt vấn đề.
Vị PGS này cũng cho rằng, cơ chế đặc thù cho TP HCM là điều cần thiết nhưng quan trọng hơn là cơ chế, trách nhiệm của cơ quan giám sát, cơ quan kiểm tra và việc qui trách nhiệm được thực hiện như thế nào. Bởi, cơ chế đặc thù nếu không có giám sát và kiểm tra sẽ dễ dẫn đến hành động tùy tiện và việc lạm dụng tính đặc thù dễ ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng và gây hậu quả cho xã hội.
“Theo tôi, đặc thù nhưng cũng phải có mức độ và đảm bảo sự hợp lý. Tôi ví dụ, TP không thể lạm dụng tính đặc thù để thu thuế, thu phí hay lệ phí mà không có sự cân bằng, hợp lý sẽ rất khó thuyết phục người dân. Do đó, cần phải có sự giám sát và TP phải giải trình được để thuyết phục và tăng sự đồng thuận nơi người dân. Không thể tùy tiện quyết định các loại thuế phí, cơ chế tuyển dụng…”, ông Ngô Trí Long nói.
TP HCM có quyền thu cao lên nhưng với nguồn thu đó phải tạo ra môi trường làm việc, kinh doanh… giúp tăng thu nhập cho người lao động. |
Lý giải về nhận định của mình, ông Long cho rằng : “Nếu không kiểm soát tốt cơ chế đặc thù làm tăng thuế sẽ dẫn đến tình trạng tăng giá bởi thuế là yếu tố cấu thành nên giá. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế không tạo nhiều cơ hội để người dân gia tăng nguồn thu nhập, việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng đến đời sống, từ đó việc giải quyết bài toán vấn đề an sinh xã hội sẽ gặp khó khăn.
Như vậy, nếu áp dụng cơ chế đặc thù thì cần đồng bộ và giải quyết từng vấn đề cụ thể, thuế và phí như thế nào. Nếu nghĩ theo hướng một chiều, trường hợp áp dụng cơ chế đặc thù để hạn chế mật độ đông thì được.
Tuy nhiên, TP cũng chỉ có quyền tăng những cái không khuyến khích người dân sử dụng, còn những mặt hàng thiết yếu không thể tăng được. Cơ chế này cũng dễ dẫn đến trường hợp lạm dụng để thu những khoản cao so với bình thường sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội”.
Đúc kết vấn đề, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả cho rằng, thành phố có quyền thu cao lên nhưng với nguồn thu đó phải tạo ra môi trường làm việc, kinh doanh… giúp tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời do tính đặc thù nên không thể có một chiều tăng mà nên có một chiều giảm để cân bằng xã hội. Bởi thể chế nào cũng phải căn cứ vào những văn bản pháp qui và luật lệ đã ban hành nếu vượt quá phải có cơ sở để giải thích.
"Theo tôi cần thí điểm từng bước một và không nên áp dụng đại trà sẽ xảy ra những hệ lụy gây nguy hiểm, xáo trộn xã hội. Khi TP HCM sử dụng cơ chế đặc thù hiệu quả thì nên nhân rộng ra nhiều địa phương, hiện chỉ nên dừng lại ở mức thí điểm”, PGS TS Ngô Trí Long nhận định.
Động lực phát triển mới và trách nhiệm lớn của Thành phố Hồ Chí Minh
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nhận định, Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ ... |