Cô gái Mông đổi đời nhờ làm hướng dẫn viên du lịch ở Sa Pa

Sa Pa là một trong những nơi tuyệt vời nhất để ghé thăm ở Việt Nam, và cư dân Sa Pa (chủ yếu là người dân tộc thiểu số như người Dao và người Mông) đã phát triển các hoạt động du lịch mạnh mẽ. 

Các nhà sử học ước tính rằng các nhóm dân tộc, chẳng hạn như người Mông ở Sa Pa có thể bắt đầu đến từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 15. Ngày nay, nhiều người Mông kiếm tiền bằng cách chia sẻ văn hóa của họ với khách du lịch

Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với Cở, một người phụ nữ Mông là hướng dẫn viên du lịch ở thị trấn Sa Pa mù sương.

co gai mong doi doi nho lam huong dan vien du lich o sa pa
Cở , người phụ nữ Mông hành nghề hướng dẫn viên du lịch ở thị trấn Sa Pa.

Cở sinh năm 1985, lấy chồng từ thuở 17, đến nay cô đã là mẹ của 4 đứa trẻ, 3 trai và 1 gái. Trước khi trở thành hướng dẫn viên du lịch ở Sa Pa, Cở từng bán quà lưu niệm. Nhưng như cô tự nhận 'mình không giỏi bán hàng', lại hay đau ốm, Cở quyết định chuyển nghề. Người mẹ trẻ tìm kiếm cơ hội mới ở Sapa O'Chau và có được công việc như hiện tại.

Sapa O'Chau là một công ty du lịch, một doanh nghiệp xã hội từng đoạt giải thưởng, tổ chức các chuyến đi chân thực và có trách nhiệm tại Sa Pa. Doanh thu của Sapa O'Chau dùng để hỗ trợ cuộc sống cho là trẻ em dân tộc thiểu số trong khu vực. Người thành lập Sa Pa O'Chau - Tẩn Thị Su từng được vinh danh trong top '30 Under 30' của Forbes Việt Nam năm 2016. ('30 Under 30' tôn vinh những người trẻ, những người đã có những đóng góp tích cực trong các lĩnh vực khác nhau.)

co gai mong doi doi nho lam huong dan vien du lich o sa pa
Cở sinh năm 1985, lấy chồng từ thuở 17, đến nay cô đã là mẹ của 4 đứa trẻ, 3 trai và 1 gái.

Ngày sương mù điển hình trong những tháng mùa đông của Sa Pa khi Cởi nói với chúng tôi về bản thân mình. Sau khi chấp nhận công việc với Sapa O'Chau, Cở nhanh chóng tìm thấy tìm thấy niềm vui và đam mê trong nghề hướng dẫn viên du lịch. Cởi có thể nói tiếng Anh xuất sắc dù không đọc hoặc viết được nhiều. Khi được hỏi những gì cô thích nhất về công việc của mình, Cở trả lời rằng cô thích nói chuyện với khách du lịch và tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Cở cũng giải thích với chúng tôi, người Mông Sa Pa có mức sống cao hơn so với các khu vực lân cận. Du lịch đã cung cấp cho người Mông ở Sa Pa nhiều việc làm với nguồn thu nhập tốt, và như Cở, đổi lại, cô luôn sẵn lòng chia sẻ hiểu biết và văn hóa của mình với du khách.

co gai mong doi doi nho lam huong dan vien du lich o sa pa
Du lịch đã cung cấp cho người Mông ở Sa Pa nhiều việc làm với nguồn thu nhập tốt, và như Cở, đổi lại, cô luôn sẵn lòng chia sẻ hiểu biết và văn hóa của mình với những vị khách du lịch.

Trong bộ váy áo truyền thống đầy màu sắc, Cở vui vẻ nói rằng điều cô yêu thích nhất ở Sa Pa là thời tiết và phong cảnh. Trong buổi trò chuyện của chúng tôi, sương mù mùa đông nhẹ nhàng phủ lên thị trấn tấm mành trắng mỏng manh, lạnh giá, nhưng chỉ ít phút sau đó, tia nắng ấm kéo sương tan nhanh, để lộ những thửa ruộng bậc thang, bậc nối bậc đẹp nao lòng.

Hơn bất cứ vị khách du lịch dày dạn nào, am hiểu của những hướng dẫn viên như Cở về Sa Pa là vô giá. Không ai hiểu văn hóa Sa Pa hơn họ, những người được sinh ra, lớn lên và gây dựng cuộc sống tại chính mảnh đất này. Cở gật gù đồng ý với chúng tôi, rằng hướng dẫn viên du lịch như cô có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về phong tục và thói quen ở Sa Pa, tạo thành cầu nối giữa khách du lịch và người dân địa phương.

co gai mong doi doi nho lam huong dan vien du lich o sa pa
Cở đồng ý với chúng tôi, rằng những hướng dẫn viên du lịch như cô có thể là cầu nối cho du khách và người dân địa phương.

Sa Pa, giống như tất cả các thành phố du lịch khác, liên tục phát triển để thích ứng với du khách. Cở đã thấy nhiều thay đổi, cô nhớ lại trong hai đến ba năm qua nhiều khách sạn mới được xây dựng. Cở thầm hy vọng việc xây dựng sẽ được giới hạn ở trung tâm Sa Pa chứ không phải ở các bản làng xung quanh. Cô muốn khách du lịch trải nghiệm thiên nhiên và cuộc sống trong những bản làng với tính xác thực và truyền thống.

Đối với những gì nữ hướng dẫn viên người Mông này hy vọng khách du lịch có được từ thời gian lưu trú tại Sa Pa, Cở muốn họ được trải nghiệm "Những thay đổi tuyệt vời của cảnh quan qua mùa, và giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số địa phương"./.

---

Có thể bạn chưa biết

Sapa O’Chau được thành lập bởi Tẩn Thị Su, một phụ nữ Mông lớn lên tại Sa Pa. Như nhiều người Mông khác, chị làm nghề bán đồ lưu niệm cho khách du lịch trên đường phố và không được đi học. Mãi đến năm 16 tuổi chị mới biết đọc. Năm 2007, với sự giúp đỡ của một số khách du lịch Úc, chị thành lập Sapa O’Chau một cách không chính thức. Ý tưởng nhằm giúp du khách có thể liên hệ trực tiếp với các hướng dẫn viên bản địa.

Cho đến nay Sapa O’Chau đã trở thành một công ty du lịch quốc tế chính thức và được cấp phép, hoạt động phi lợi nhuận. Sapa O’Chau cung cấp việc làm cho các hướng dẫn viên người dân tộc thiểu số ở một mức lương xứng đáng. Lợi nhuận từ các tour du lịch của Sapa O’Chau hỗ trợ trẻ em dân tộc thiểu số với các lớp học tiếng Anh, dạy nghề, ký túc xá cũng như học bổng để các em có thể tiếp tục học về ngành khách sạn tại các thành phố/thị trấn khác trên mọi miền đất nước.

Lược dịch từ Cuture Trip

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.