Cô giáo 9X dạy trẻ khuyết tật: 'Học sinh làm thiệp chúc mừng 20/11 là vui lắm rồi'

Chăm nuôi các em học sinh khuyết tật nhiều khi cũng khiến các thầy cô giáo phải dùng nhiều phương pháp theo phương châm "mềm nắn rắn buông" và phải khéo trẻ mới nghe lời.
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi Tâm sự giáo viên ngày 20/11: 'Cô trò nhọc nhằn học và dạy từng chữ ê a'
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi Nỗi lòng cô giáo dạy trẻ khiếm thị: 'Mong muốn tất cả các trẻ khiếm thị đều được đến trường đúng độ tuổi'
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi Phụ huynh 'tố' trường lạm thu, suất ăn bán trú không đủ dinh dưỡng
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi Hạnh phúc giản đơn của vợ chồng thầy cô giáo trường Nguyễn Đình Chiểu

Vốn là một sinh viên tốt nghiệp Khoa Giáo dục đặc biệt của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô giáo Nguyễn Thu Trang (trú tại quận Tây Hồ, TP Hà Nội) hiện đang công tác tại Trường Tiểu học Bình Minh (quận Hoàn Kiếm). Dù vào nghề chưa lâu nhưng đến dịp 20/11 năm nay, cô giáo 9X này vẫn không thể nào quên được những giờ dạy trẻ khuyết tật nơi đây.

co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
Cô giáo 9X Nguyễn Thu Trang (thứ 2 từ phải sang) chụp ảnh cùng học trò trong lớp C7 mà cô làm chủ nhiệm. Ảnh: NVCC.

Thu Trang chia sẻ: "Gia đình em chỉ có bà nội em làm giáo viên tiểu học nhưng đã về hưu. Khi em đăng ký thi vào Khoa này của Trường ĐH Sư phạm, ban đầu cũng bị bố mẹ phản đối, nhiều người cũng cảnh báo em về sự vất vả nếu theo nghề này. Tuy nhiên, sau khi nghe em thuyết phục thì bố mẹ cũng đồng ý để em đi học. Thời khắc lần đầu tiên tiếp xúc với trẻ bị khuyết tật trí tuệ cho đến khiếm thính và các biểu hiện khác, em cũng thấy bị bất ngờ và 'hơi ngợp'.

Được học các kiến thức, kĩ năng tại trường Sư phạm, em đã làm quen dần ngay từ khi thực tập tại Trường Tiểu học Trung Hòa (Cầu Giấy) trước khi chuyển về Trường Tiểu học Bình Minh. Tại đây, trẻ có nhiều dạng tật như khuyết tật trí tuệ, hội chứng down, khiếm thính, tăng động... Hơn nữa, độ tuổi của học sinh cũng đa dạng chứ không như ở các lớp học sinh thường cũng khiến cho em thấy khá bỡ ngỡ trong cách xử trí tình huống phát sinh".

Cô giáo 9X này cũng tâm sự, để thích nghi với những thay đổi này và quen dần với việc dạy trẻ khuyết tật, Trang cho biết cũng có những em học sinh có các hành động quậy phá và bất hợp tác. Thời gian cô đi thực tập vào năm 2015 đã gặp một số trường hợp học sinh thường xuyên chạy ra khỏi lớp, nhất định không chịu ngồi trong lớp học. Cô giáo và học trò dường như phải chơi trò "Mèo đuổi chuột" để chạy theo các em đó rồi đưa trở về lớp.

co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
Cô giáo 9X Nguyễn Thu Trang. Ảnh: NVCC.

"Ở đây cũng có một hiện tượng lạ, học sinh nào lớn tuổi hơn các bạn trong lớp thường nhất quyết không gọi cô giáo là cô, chỉ thích xưng hô là chị - em. Đến khi nhận làm chủ nhiệm lớp C7, ban đầu có nhiều em còn yêu cầu đòi gọi cô giáo là chị thôi. Em và các cô khác phải làm các bước về tâm lý và mất một thời gian sau, các em mới chấp nhận gọi cô giáo là cô và nghe lời.

Khi các em học sinh đã quý cô giáo rồi thì việc thể hiện tình cảm cũng không khác gì với các em học sinh bình thường theo đúng độ tuổi. Vào các dịp như Tết Trung thu, Ngày 20/10, Ngày 20/11 các cô giáo cũng phải giảng giải cho các em hiểu ý nghĩa sơ bộ các ngày đó là gì. Phải dạy các em trước về làm những tấm thiệp mừng nhân ngày 20/11. Qua đó, các em được rèn kĩ năng vận động, tài khéo léo của mình để làm ra những sản phẩm 'handmade' rất thân thương và chan chứa tình người", cô giáo trẻ Thu Trang bộc bạch.

Theo Thu Trang, khó khăn lớn nhất khi chăm sóc và dạy dỗ trẻ khuyết tật chính là việc kiềm chế được hành vi của học sinh. Đồng thời, làm sao phải khơi gợi được những cảm xúc và để các em nói ra những cảm xúc của mình. Đặc biệt là đối với các em bị tự kỷ và hội chứng down. Về phương pháp, cô giáo phải lựa cách tiếp xúc chứ tuyệt đối tránh việc ép học sinh phải làm theo ý mình.

co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
Khi cho học sinh ăn trưa, các cô dường như thuộc nằm lòng từng khẩu vị của các em để lựa chọn các món ăn học trò thích.
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
Cô giáo Nguyễn Hồng Hạnh trong một giờ dạy môn Tự nhiên xã hội về các đồ dùng học tập cho học sinh lớp khuyết tật C4.
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
Khi các em khuyết tật nhận biết được các đồ vật cô giáo đính trên bảng cũng đã là một thành công của cô giáo.
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
Giờ ăn của các em, cô giáo phải để ý khẩu vị từng em và bổ sung thức ăn nếu em nào ăn hết trước và muốn ăn thêm.
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
Tấm thiệp làm bích báo nhân ngày 20/11 của các em học sinh lớp C7 do cô Thu Trang làm giáo viên chủ nhiệm.
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi
Cô giáo Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Minh nổi tiếng là người vui tính, hòa đồng và rất yêu trẻ.

Chia sẻ thêm với chúng tôi, cô giáo Lê Thanh Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bình Minh cho hay: "Dạy trẻ khuyết tật đòi hỏi các thầy cô giáo phải thực sự tâm huyết và yêu trẻ mới có thể làm tốt được nhiệm vụ của mình. Không chỉ là dùng kĩ năng chuyên môn, các thầy cô còn phải dùng chính tình cảm yêu thương của mình để thấu hiểu, cảm hóa hành vi của các em theo đúng cảm xúc và nghe lời cô giáo. Làm công tác giảng dạy và quản lý một trong số những ngôi trường dạy trẻ khuyết tật của Hà Nội, chúng tôi cũng rất thông cảm và hiểu được nỗi vất vả của bố mẹ các em. Mong xã hội sẽ ngày càng quan tâm, chia sẻ giúp cho các em có được cơ hội hòa nhập với cộng đồng.

Nhà trường có khoảng 500 học sinh đang theo học. Trong đó, học sinh khuyết tật có hơn 200 em được biên chế vào 9 lớp học, còn 9 lớp học khác là các em học sinh thường. Khi giảng dạy học sinh khuyết tật, các cô sẽ phải trang bị các kiến thức, kĩ năng riêng biệt để có thể dạy được các em. Tuy nhiên, với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành cũng như thành phố, nhà trường vẫn đang tích cực công tác chăm nuôi các em bằng nhiều hình thức giảng dạy cả kiến thức theo chuẩn của Bộ GD&ĐT với các hoạt động thể chất cho các em được hòa nhập tốt hơn".

co giao 9x day tre khuyet tat hoc sinh lam thiep chuc mung 2011 la vui lam roi Học trò vùng cao tặng cô giáo hoa rừng, gạo, khoai ngày 20/11

Có em học sinh tặng thầy cô giáo những bó hoa rừng được gói bọc đơn giản, cân gạo nếp hay củ khoai, bắp ngô ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Eurowindow sắp làm khu đô thị Sport City hơn 4.000 tỷ ở TP Vinh
Khu đô thị Eurowindow Sport City tại các phường Đông Vĩnh, Cửa Nam, TP Vinh có quy mô gần 38 ha, tổng mức đầu tư 4.054 tỷ đồng. Dự án vừa được giao đất đợt đầu với diện tích hơn 27 ha.