Có nên làm hố ga trong nhà không? Ưu và nhược điểm của từng lựa chọn

Hố ga có vai trò quan trọng trong việc thoát nước thải. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn còn băn khoăn không biết có nên làm hố ga trong nhà không. Cùng tham khảo qua những thông tin dưới đây để có được câu trả lời cho mình.

Có nên làm hố ga trong nhà không?

Hố ga chính là hệ thống bể phốt trong nhà, nằm ở dưới cống thoát nước thải. Loại hố ga này có chức năng cơ bản là lưu giữ lại các chất thải dạng rắn, có thể phân hủy thành dạng lỏng trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ chảy vào hệ thống thoát nước chung của toàn khu vực.

Để gia đình có cuộc sống tiện nghi và sạch sẽ nhất, việc thiết kế hố ga thoát nước thải trong nhà là khá cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên nắm rõ những điểm nổi bật và điểm hạn chế để có thể dễ dàng đưa ra quyết định có nên làm hố ga trong nhà không.

Ưu điểm của hố ga trong nhà

- Có được nơi lắng đọng một phần hoặc toàn bộ các chất cặn lắng giúp thu và thoát nước thải sinh hoạt

- Tiết kiệm chi phí nhờ kết hợp được kết cấu tường, móng,... từ đó sẽ tiết kiệm ống dẫn thải hơn

- Ít bị tắc do chảy trực tiếp xuống bể, không phải “đi đường vòng” như khi đặt ở bên ngoài

- Hỗ trợ làm vệ sinh đường ống nhanh chóng

- Quá trình hoạt động cũng diễn ra thuận lợi hơn

- Ngăn mùi từ cống nước thải bốc ra, bảo vệ môi trường sống

Nhược điểm của hố ga trong nhà

- Gây ảnh hưởng trực tiếp đến không gian sống trong nhà nếu xảy ra sự cố mà chưa kịp xử lý ngay

- Khó khăn khi sửa chữa trong trường hợp bị rò rỉ, hư hỏng

 Ảnh: Công ty vệ sinh môi trường đô thị Huy Hoàng

Những điều cần biết khi làm hố ga trong nhà

Để hố ga có thể thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và luân chuyển nguồn nước xả thải một cách ổn định và hiệu quả nhất, chủ nhà nên nắm rõ những tiêu chuẩn cũng như nguyên lý hoạt động của hố ga.

Tiêu chuẩn của hố ga trong nhà

Hố ga có vai trò quan trọng trong hệ thống thoát nước không chỉ ở gia đình mà còn ở toàn bộ thành phố. Bởi vậy khi thiết kế, chủ nhà phải tuân theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Cụ thể:

Kích thước tiêu chuẩn của hố ga

Tùy theo từng công trình hoặc kết cấu hệ thống bể phốt khác nhau mà hố ga thoát nước thải sẽ có kích thước tương ứng, đảm bảo phù hợp cho quá trình thu nhận và luân chuyển nguồn nước thải.

Về cơ bản, kích thước hố ga thoát nước thải gia đình thường sẽ là40x30x50cm (tương ứng với các chiều dài - rộng - sâu).

Kích thước hố thu nước mặt đường:

- Lưới chắn rác bằng gang kích thước 550 x 350 x 30mm thu nước dọc đường

- Kích thước L x B x H x D = 500 x 300 x 350 x 70mm

Kích thước hệ thống ngăn mùi gồm:

- Cửa hai chặn kích thước L x B x D = 830 x 450 x 40mm

- Hố thu nước kích thước  L x B x H x D = 500 x 400 x 1170 x 70mm

- Ống nối giữa hố thu và hệ thống ngăn mùi với hệ thống thoát nước thường là 2 ống PVC 150

Độ sâu của hố ga

Độ sâu là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chứa lượng rác thải lắng đọng của hố ga. Tuy nhiên, không phải xây hố ga càng sâu thì càng tốt bởi vì nếu hố ga quá sâu sẽ cản trở và cực kỳ khó khăn để nạo vét, làm sạch. Do đó, loại hố ga tiêu chuẩn thường có độ sâu tầm 1m trở lại.

Khoảng cách giữa các hố ga

Thông thường khoảng cách giữa các hố ga nước thải sẽ là 10m. Bạn không nên đặt quá xa hoặc quá gần các hố ga với nhau. Ngoài ra, nên xây dựng hố ga tại các vị trí gấp khúc thay vì bố trí các mấu nối chữ T hay chữ Y.

- Diện tích chuẩn giao động từ 1m2 – 3m2. Tùy vào công trình mà ta xây hố ga có độ lớn kích cỡ khác nhau

- Độ sâu cách mặt đất tầm 10 – 30cm

Nguyên lý làm việc của hố ga trong nhà

Khi có một lượng nước thải chảy qua, thì nó sẽ chảy vào 2 ống nhựa PVC và chảy vào hố thu nước kế tiếp. Tại hố này, nước thải sẽ được “chạy sang” tiết diện nhỏ, để chảy vào bể dưới hố thu.

Khi mực nước trong hố thu tăng lên khoảng 600mm thì nước sẽ chảy sang hố ga thoát nước trên đường. Khi có nước mưa chảy vào hố thu, mức nước giảm xuống dưới 60mm, và nước này sẽ bốc hơi trong khoảng 5 - 7 tháng.

Ảnh: Thông cầu cống Đà Nắng

Một vài lưu ý trước khi làm hố ga trong nhà

Bên cạnh việc tuân thủ yêu cầu kỹ thuật thì những yếu tố khác như phong thủy, chi phí, nguyên vật liệu, chính sách bảo hành khi thi công cũng là điều mà các chủ nhà cần quan tâm, điển hình như sau:

- Không xây dựng hố ga tại vị trí trung tâm của ngôi nhà hay bất kỳ phòng nào trong nhà, đặc biệt là phòng thờ, phòng ngủ và phòng khách. Nên xây hố ga ở dưới gầm cầu thang hoặc dưới nhà vệ sinh là tốt nhất

- Kinh phí xây dựng hố ga chủ yếu là chi phí thuê nhân công và mua nguyên vật liệu. Bạn cần tính toán, dự trù chi phí để có thể chủ động chủ động và phòng trường hợp phát sinh thêm chi phí

- Lựa chọn nguyên liệu xây dựng chất lượng, độ bền cao

- Cần đảm bảo đội thợ thi công có chế độ bảo hành rõ ràng về những sự cố có thể sẽ phát sinh sau khi hoàn thành công trình

 

Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Có nên làm hố ga trong nhà không?”. Nếu đang có ý định làm hố ga thì bạn nên lưu ý những điều trên để có thể đảm bảo sự an toàn và thuận tiện trong quá trình sinh hoạt thường ngày.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.