Trần thạch cao là trần nhà sử dụng vật liệu làm từ tấm thạch cao, có cấu tạo vững chắc nhờ vào kết cấu của các bộ phần gồm khung xương, tấm thạch cao, sơn bả và nhiều vật liệu khác. Tại thị trường Việt Nam, loại trần này thường được nhiều gia đình lựa chọn lắp đặt cho không gian sống của mình, đặc biệt là khu vực phòng tắm.
Trần thạch nhà cao được ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Cụ thể:
- Phong cách tân cổ điển: Sử dụng trần thạch cao trong phong cách này giúp “toát” lên sự tinh tế, đồng thời góp phần mang đến sự hài hòa trong không gian sống.
- Phong cách hiện tại: Lắp đặt trần thạch cao khi thiết kế theo phong cách này giúp tạo nên không gian ấn tượng và riêng biệt.
- Phong cách tối giản: Thi công trần thạch cao khi không gian sống theo phong cách này giúp tôn lên vẻ đẹp của những món đồ nội thất, đồng thời mang đến sự hoàn hảo cho căn nhà.
Vậy, có nên làm trần thạch cao nhà tắm hay không? Ưu nhược điểm dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
- Đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã và xuất xứ, đáp ứng mọi công trình - Trọng lượng nhẹ thấp hơn 7 - 10 lần so với các loại vật liệu trần nhà khác - Thi công nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí lắp đặt trần nhà - Tích hợp 4 yếu tố “cách âm - chống nóng – chống cháy – chống ẩm” giúp an toàn trong quá trình sử dụng - Giá cả hợp lý phù hợp với nhiều gia đình có thu nhập thấp và trung bình - Ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau - Độ bền cao hơn so với các loại trần khác - Không bị bong tróc, ố vàng, nấm mốc khi lắp đặt trong nhà vệ sinh |
- Xuất hiện nhiều trên thị trường nếu không tìm hiểu kỹ có thể mua nhầm hàng “kém chất lượng” - Thay mới toàn bộ nếu trần bị hỏng hoặc ố vàng - Dễ bị nứt thạch cao trong trường hợp có tác động bên ngoài môi trường |
Dưới đây là những loại trần thạch cao được lắp đặt phổ biến ở không gian phòng tắm:
Loại trần này được thiết kế để lộ phần khung xương ra bên ngoài, giúp che đi các khuyết điểm của công trình như đường dây điện, ống nước, đường dây điện,.... Loại trần này rất an toàn cho sức khỏe do không chứa các thành phần độc hại. Với giá thành rẻ, trần thạch cao nổi có thể giảm bớt “gánh nặng” tài chính cho những gia đình có thu nhập thấp khi dự định sửa chữa nhà tắm.
Tuy nhiên, trần thạch cao nổi là loại trần sử dụng những tấm thạch cao cố định nên việc thay đổi trở nên khó khăn so với các dòng sản phẩm khác. Về mặt thẩm mỹ, loại trần này thường không đẹp bằng những sản phẩm trần chìm.
Ảnh: Thạch Cao Vĩnh Tường
Loại trần này có cấu tạo khung xương được ẩn toàn bộ vào bên trong tấm thạch cao. So với loại trần nổi, trần thạch cao phẳng thường có giá trị thẩm mỹ hơn, tạo cảm giác rộng rãi cho không gian nhờ lược bỏ các chi tiết không cần thiết. Do đó, loại trần này rất phù hợp lắp đặt trong không gian phòng tắm ở những căn hộ chung cư.
Tuy nhiên, khuyết điểm của loại trần này đó chính là khá hạn chế mẫu mã khiến nhiều người khó khăn trong việc lựa chọn. Cùng với đó, trần thạch cao phẳng rất dễ bị lỗi nếu không cẩn thận trong quá trình thi công.
Ảnh: Trần Thạch Cao Đà Nẵng Thiên Thành Phát
Loại trần này được thiết kế có khung xương “chìm” vào bên trong tấm thạch cao, tương tự như trần thạch cao phẳng. Trần thạch cao này có tính thẩm mỹ cao với nhiều họa tiết đẹp, giúp mang đến nhiều sự lựa chọn khi thiết kế cho không gian phòng tắm.
Về nhược điểm, loại trần này thường tốn nhiều thời gian lắp đặt so với trần thạch cao nổi. Đồng thời, nếu có sự cố rò rỉ nước, bạn cần phải liên hệ đơn vị sửa chữa để thay lại toàn bộ hệ trần.
Ảnh: BESTDECOR
Để đảm bảo độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ cho không gian nhà tắm, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:
- Lựa chọn loại trần phù hợp: Dựa vào những ưu điểm, khuyết điểm của từng loại để tìm kiếm loại trần phù hợp với không gian phòng tắm
- Màu sắc của trần thạch cao: Màu trắng, xanh da trời, vàng nhạt là những gam màu phù hợp sử dụng cho phòng tắm hiện nay
- Gia cố trần nếu treo các vật nặng: Để trang trí các vật dụng tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng, bạn cần phải gia cố tăng cường trên trần để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Hy vọng qua những thông tin trên đây, bạn có thể tham khảo để tìm ra loại trần thạch cao phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình.