Về cắt giảm các điều kiện đầu tư, kinh doanh, trong tổng số 6.213 điều kiện, các bộ, ngành dự kiến sẽ đơn giản, cắt giảm 3.807 điều kiện.
Đến nay đã chính thức cắt giảm được 968 điều kiện (đạt 31,6% so với dự kiến) của các ngành: Công Thương, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, VHTT&DL...
Còn 2.839 điều kiện đã có phương án tiếp tục cắt giảm nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể, thuộc trách nhiệm của 14 Bộ.
Về các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, có tổng số 9.936 dòng hàng phải kiểm tra, các Bộ dự kiến sẽ đơn giản, cắt giảm 6.003 dòng hàng.
Đến nay đã chính thức cắt giảm, đơn giản hóa được 1.689 dòng hàng (đạt 34% so với yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ).
Nhìn chung, tỷ lệ cắt giảm danh mục sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành đã cải thiện hơn so với tháng trước (tăng 18,9% ) nhưng tỷ lệ cắt giảm đạt thấp so với phương án dự kiến và tiến độ còn chậm so với so với yêu cầu đặt ra.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (Ảnh: Dân Trí) |
Văn phòng Chính phủ kiến nghị các Bộ tập trung, gấp rút hoàn thành các dự thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh còn nợ đọng trình Chính phủ thông qua hoặc ban hành theo thẩm quyền.
Các Bộ cần tập trung cao độ cho việc xây dựng, hoàn thiện, ban hành các văn bản để chính thức áp dụng phương án đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh và danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành.
Việc cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và đơn giản, cắt giảm điều kiện kinh doanh phải thực chất, khắc phục triệt để những bất cập hiện nay, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, giảm tối đa chi phí cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Nhìn chung tỷ lệ cắt giảm danh mục sản phẩm và kiểm tra chuyên ngành đã cải thiện hơn so với tháng trước.
Trước đó, trong tháng 7/2018, Chính Phủ, Thủ tướng Chính phủ giao 13.296 nhiệm vụ, trong đó có 5.770 nhệm vụ đã hoàn thành, 7.350 nhiệm vụ đang thực hiện trong hạn, 176 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn (chiếm 2,9%, tăng 0,3% so với tháng trước).
Theo đó, về chương trình công tác, theo kế hoạch, 7 tháng có 195 đề án các bộ, cơ quan phải trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Đến hết tháng 7, các Bộ đã trình 154 đề án (đạt 79%), trong đó có 56 đề án đã được ban hành (chiếm 36,4% số đề án đã trình), 41 đề án đã quá thời hạn chưa trình theo tiến độ.
Như vậy cho đến tháng 7 đã chính thức cắt giảm, đơn giản hoá được 606/9.339 (mới đạt 6,5%) danh mục sản phẩm hàng hoá phải kểm tra chuyên ngành của các ngành như Công thương, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Lao động – Thương binh và Xã hội, Khoa học và công nghệ, Y tế.
Có 823 danh mục (tương đương 8,7%) dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm nhưng chưa có văn bản quy định cụ thể, thuộc trách nhiệm của sáu bộ đó là Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Văn hoá Thể thao và Du Lịch, Công an.
Nhìn chung ỷ lệ cắt giảm danh mục sản phẩm trong tháng 7 và tháng 8 còn thấp và bị chậm nhưng trong tháng 8 đã cơ bản đã được hoàn thành và số điều kiện cắt giảm còn lại đang được trình Chính phủ phê duyệt.
Video trực tiếp Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8: Tuyển Việt Nam chưa vô địch nhưng là người chiến thắng
Chiều 30/8, phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng ... |
Thanh tra Chính phủ giám sát dự án đội vốn 'khủng' ở Ninh Bình
Thanh tra Chính phủ sẽ giám sát, đôn đốc quá trình thực hiện kết luận thanh tra đối với các đơn vị, cơ quan, cá ... |
Thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1072/QĐ-TTg thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử trên cơ sở kiện toàn ... |
Thủ tướng phê bình địa phương xảy ra sai phạm thi THPT quốc gia
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ sau khi xem xét báo cáo của UBND ... |