Con số '54% ý kiến cho hay phải hối lộ mới xin được việc trong nhà nước' cần được hiểu thế nào?

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng chất lượng cán bộ sẽ kém nếu người dân phải hối lộ khi xin việc vào khu vực công.
con so 54 y kien cho hay phai hoi lo moi xin duoc viec trong nha nuoc can duoc hieu the nao 54% người dân cho rằng phải hối lộ mới xin được việc làm khu vực nhà nước
con so 54 y kien cho hay phai hoi lo moi xin duoc viec trong nha nuoc can duoc hieu the nao Thẩm phán lương 4 triệu sao kìm lòng nổi trước nhẫn kim cương
con so 54 y kien cho hay phai hoi lo moi xin duoc viec trong nha nuoc can duoc hieu the nao Ngày mai xét xử cựu giám đốc Agribank Bến Thành
con so 54 y kien cho hay phai hoi lo moi xin duoc viec trong nha nuoc can duoc hieu the nao
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng chất lượng cán bộ sẽ kém nếu người dân phải hối lộ khi xin việc vào khu vực công. Ảnh: Báo Giáo dục VN

Theo chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2016, được công bố ngày 4/4, khoảng 54% số người dân được hỏi cho rằng, cần phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực nhà nước. Tỷ lệ này là cao hơn mức 51% của năm 2015 và 46% của năm 2011.

Trao đổi với chúng tôi, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội cho biết con số 54% nêu trên cho thấy có lẽ chỉ có 54% người dân đến tuổi lao động hoặc có con đến tuổi lao động xin việc làm ở khu vực công.

"Không phải 100% người đến tuổi lao động hoặc có con đến tuổi lao động đi xin việc làm ở khu vực công. Cả 100% người xin việc ở khu vực công đều phải mất tiền. Đây là về phía người dân, còn phía những người có "ảnh hưởng" thì khác", GS Nguyễn Minh Thuyết nói.

Cũng theo ông Thuyết, nếu nhận hối lộ của những người đi xin việc thì khó giảm biên chế. "Nếu giảm thì sẽ giảm những người giỏi hơn những người sẽ thay thế họ. Bởi những người thay thế dùng tiền để xin việc", GS Thuyết nêu quan điểm.

"Không giảm được biên chế cũng đáng lo nhưng đáng lo nhất là nhận vào khu vực công những người kém trình độ. Điều này dẫn đến chất lượng cán bộ sẽ kém", nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội nói.

con so 54 y kien cho hay phai hoi lo moi xin duoc viec trong nha nuoc can duoc hieu the nao
ĐBQH Lê Như Tiến cho rằng việc phải đưa hối lộ khi xin việc tăng là rất đáng báo đọng. Ảnh: Infonet

ĐBQH khóa XII, XIII Lê Như Tiến cho rằng số người dân nói phải đưa hối lộ mới xin được việc làm ở khu vực công năm 2016 cao hơn các năm trước là việc "rất đáng báo động".

"Để tránh tình trạng này, vai trò của quản lý nhà nước ở các cấp là phải tăng cường thanh kiểm tra. Nếu có vấn đề phải xử lý thật nghiêm bởi không phải một người mà rất nhiều người dân nói".

"Không chỉ xin việc làm mà vấn đề thủ tục hành chính vẫn phải "lót tay". Vấn đề ở đây là phải tìm được nguyên nhân gốc rể. Còn cơ chế xin cho thì vẫn còn hối lộ", ông Lê Như Tiến nói.

Báo cáo chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2016 do Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (VFF-CRT) và Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức.
chọn
Cầu Bến Mới nối Nam Định - Ninh Bình sau 2 năm thi công
Cầu Bến Mới dự kiến tạo một trục kết nối giao thông hoàn chỉnh giữa các khu di tích Đền Trần, Phủ Dầy của tỉnh Nam Định và quần thể danh thắng Tràng An, Bái Đính của tỉnh Ninh Bình, tạo thêm động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương.