Công chức nên làm những gì trong Đề án Văn hoá công vụ?

Đề án Văn hoá công vụ mới được được kỳ vọng sẽ thay đổi cách giao tiếp giữa cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ với nhân dân và đặc biệt ngăn chặn tình trạng “tham nhũng vặt”.

Thủ tướng Chính phủ vừa mới phê duyệt đề án Văn hóa công vụ hướng đến xây dựng lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

cong chuc nen lam nhung gi trong de an van hoa cong vu
Công chức bộ phận một cửa phường Trung Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội). (Ảnh: HẢI NGUYỄN)

Ngăn chặn công chức "tham nhũng vặt"

Đề án đưa ra các giải pháp thực hiện văn hóa công vụ. Một trong các giải pháp đầu tiên phải kể đến là nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định về văn hóa công vụ trong Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Đồng thời, tổ chức thực hiện các quy định về văn hóa công vụ góp phần tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả của nền công vụ.

Trong đó, cần ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

Bên cạnh đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện văn hóa công vụ theo chương trình, kế hoạch hàng năm của Thanh tra Bộ Nội vụ và Thanh tra Sở Nội vụ.

Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về văn hóa công vụ tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, ngăn chặn tệ "tham nhũng vặt", biểu hiện nhũng nhiễu phiền hà trong giải quyết công việc đối với người dân và doanh nghiệp; xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Công chức không nịnh bợ cấp trên

Cán bộ, công chức, viên chức phải trung thành với nhà nước; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ nhân dân. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức phải ý thức rõ về chức trách, bổn phận của bản thân.

cong chuc nen lam nhung gi trong de an van hoa cong vu
Cán bộ công chức UBND quận 1, TP HCM trong giờ làm việc.

Cán bộ, công chức, viên chức phải sẵn sàng nhận và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được phân công; không kén chọn vị trí công tác, chọn việc dễ, bỏ việc khó. Tâm huyết, tận tụy, gương mẫu làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao; không vướng vào "tư duy nhiệm kỳ”.

Bên cạnh đó cán bộ, công chức, viên chức trong giao tiếp với người dân phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân.

Thực hiện "4 xin, 4 luôn": xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.

Cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ, không nịnh bợ, lấy lòng vì động cơ không trong sáng.

cong chuc nen lam nhung gi trong de an van hoa cong vu Thay đổi cách thức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức

Khác với trước đây, Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định việc thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức sẽ diễn ra trong 2 vòng.

cong chuc nen lam nhung gi trong de an van hoa cong vu Thay đổi cách tính điểm ưu tiên mới trong thi tuyển công chức

Đó là một trong những nội dung tại Nghị định số 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, ...

cong chuc nen lam nhung gi trong de an van hoa cong vu Từ 1/7/2019 tất cả cán bộ, công chức đều phải kê khai tài sản, thu nhập

Quốc hội vừa thông qua Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) với 10 chương, 96 điều. Luật này có hiệu lực thi hành từ ...

cong chuc nen lam nhung gi trong de an van hoa cong vu Cấm cán bộ, công chức sử dụng xe công đi lễ hội

Theo Nghị định 110/2018/NĐ-CP, Chính phủ quán triệt cán bộ, công chức, viên chức không được đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.