Tự chủ nhà trường là công cụ được sử dụng để nâng cao chất lượng giáo dục. Ảnh minh họa/Minh Phong. |
Sử dụng công quỹ. Ở các nước trên thế giới, việc sử dụng quỹ của nhà trường được chia thành 3 nhóm dựa trên việc phân bổ theo hạng mục:
Nhóm thứ nhất: ở Bỉ, Latvia và Thụy Điển trường phổ thông tự chủ hoàn toàn về sử dụng kinh phí theo hạng mục. Tại Đan Mạch, tùy thuộc vào loại chi phí, cơ quan hành chính sẽ ủy quyền cho trường phổ thông ra quyết định hoặc nhà trường tự quyết định.
Nhóm thứ hai: ở Bungari, Ai-len, Pháp, Cyprus và Romania, các trường phổ thông không có quyền tự chủ trong việc sử dụng công quỹ. Ở các quốc gia này, cơ quan giáo dục có thẩm quyền cao hơn sẽ ra quyết định mặc dù trường phổ thông có thể được hỏi ý kiến về cách tiến hành.
Hy Lạp là một ngoại lệ, trường phổ thông hoặc một số cơ quan được chọn sẽ quyết định chi phí hoạt động của trường. Ở Đức, Pháp, Malta và Ba Lan quyền tự chủ trong việc mua các thiết bị công nghệ thông tin và máy tính bị giới hạn. Các trường phổ thông phải được sự chấp thuận từ chính quyền trung ương hoặc đưa ra quyết định dựa trên một danh sách các lựa chọn được xác định trước.
Nhóm thứ ba là các quốc gia có mức độ tự chủ thay đổi theo từng hạng mục chi. Nhìn chung, các quốc gia trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) có quyền tự chủ nhiều hơn về kinh phí hoạt động của nhà trường so với kinh phí để đầu tư mua sắm.
Huy động gây quỹ và sử dụng. Các trường ở Bỉ và Ý được tự chủ đối với việc huy động và sử dụng quỹ trong ba lĩnh vực: tài sản cho, tặng; thu nhập từ tài sản cho thuê và các khoản vay. Ai - len và vương quốc Anh có mô hình tương tự, ngoại trừ đối với các khoản vay.
Huy động và sử dụng các quỹ tư nhân bị cấm ở Ai len. Trong sáu quốc gia Đức, Hy Lạp, Ai len, Pháp, Síp và Luxembour, quyền tự chủ không được thừa nhận trong lĩnh vực này. Đan Mạch cũng gần như vậy, các trường có quyền huy động vốn và cho thuê tài sản, tuy nhiên lại không có quyền tự chủ khi chi tiêu các khoản này.
Ở Phần Lan, những địa phương tự chủ giao cho các trường quyền để huy động quỹ tư nhân nhưng vẫn kiểm soát việc chi tiêu của họ, trong khi ở các trường khác không có quyền tự chủ trong vấn đề này.
Tại các nước khác, mức độ tự chủ của các trường khác nhau giữa việc huy động quỹ thành viên (ủng hộ, tài trợ, thu nhập từ việc cho thuê tài sản, và các khoản vay) và chi tiêu. Các trường nói chung có sự tự chủ rõ rệt trong việc huy động quỹ từ việc quyên góp.
Tại Tây Ban Nha, các trường học không được nhận thêm các nguồn phát sinh từ các hoạt động do phụ huynh và hội học sinh tổ chức để thực hiện mục tiêu của mình và việc sử dụng quỹ như vậy đều phải tuân thủ theo nội quy.
Cuối cùng, tài chính của trường qua các khoản vay thường là quyền của cấp thẩm quyền trung ương, chỉ những trường tại Slovenia có thể nhận các khoản vay với sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền cao hơn.
Cho thuê mặt bằng để cung cấp dịch vụ cho cộng đồng có thể mang lại thêm nguồn kinh phí cho nhà trường nhưng phải chịu sự kiểm soát lớn khi huy động các nguồn kinh phí bằng các hình thức như quyên góp và tài trợ.
Tại Luxembour, không có sự lựa chọn này và do đó, các trường không có quyền tự chủ. Tại Hà Lan, có sự khác nhau giữa các trường phụ thuộc trách nhiệm được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Các trường học ở Bỉ, Cộng hòa Séc, Estonia, Pháp, Latvia, Bồ Đào Nha, Slovenia, Thụy Điển và Nauy được toàn quyền tự chủ trong lĩnh vực này. Sau khi tham khảo ý kiến một cách tự nguyện tạiLithuania và Malta thì các trường học mới được thực hiện. Còn tại Bungari, Tây Ban Nha Ba Lan và Romania, trước khi cho thuê mặt bằng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn phê duyệt.
Trường phổ thông có thể có quyền tự chủ trong huy động vốn tuy nhiên chưa hẳn có quyền tự chủ trong việc sử dụng chúng. Do đó, các trường phổ thông có thể được tự do huy động vốn (trừ vay vốn) nhưng bị hạn chế trong việc sử dụng vốn và chịu sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền cao hơn.
Ảnh minh họa/Minh Phong. |
Một số quốc gia giao cho trường phổ thông đẩy đủ quyền tự chủ đối với việc quản lý nhân viên không trực tiếp giảng dạy hơn là quản lý hiệu trưởng và giáo viên. Liên quan đến hiệu trưởng, mức độ tự chủ phù hợp với từng quốc gia: hoặc tự chủ hoàn toàn trong tất cả các lĩnh vực (lựa chọn, tuyển dụng, quyết định về chức năng, nhiệm vụ của nhân viên, giáo viên, xác định biện pháp kỷ luật hoặc sa thải) hoặc không có quyền tự chủ.
Chỉ một số quốc gia nằm ngoài quy luật chung này. Ví dụ Đan Mạch và Thụy Điển, hiệu trưởng chỉ có quyền tự chủ trong việc quyết định về nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên, giáo viên. Ở Phần Lan, các cơ quan có thẩm quyền cho phép hiệu trưởng được tự quyết định bất cứ điều gì không liên quan đến miễn nhiệm, giao nhiệm vụ, trách nhiệm và các biện pháp kỉ luật.
Ở Châu Âu nói chung, các trường học không chịu trách nhiệm tuyển chọn hiệu trưởng. Bộ phận quản lý giáo dục (QLGD) cấp cao hơn chịu trách nhiệm lựa chọn, tuyển dụng hiệu trưởng như: Bỉ, Ai len và vương quốc Anh. Ở Ba Lan, hội đồng lựa chọn hiệu trưởng bao gồm các đại diện của các cơ quan quản lý trường học, cơ quan giáo dục khu vực, giáo viên và cha mẹ học sinh. Trong khi ở Bồ Đào Nha, giáo viên bầu hiệu trưởng từ những đồng nghiệp của họ.
Tại Slovenia, giáo viên cũng trực tiếp tham gia vào việc phê duyệt bổ nhiệm hiệu trưởng. Tại đây, hiệu trưởng do cơ quan QLGD bổ nhiệm nhưng phải lấy ý kiến sơ bộ từ hội đồng giáo viên (GV), chính quyền địa phương và hội cha mẹ HS.
Ở Tây Ban Nha, việc lựa chọn hiệu trưởng được thực hiện do một hội đồng gồm đại diện các trường học và cơ quan GD có thẩm quyền. Ban quản lý nhân sự GD chịu trách nhiệm xác định tổng số thành viên trong hội đồng này nhưng ít nhất phải có một phần ba trong số này là GV do hội đồng GV nhà trường bầu ra, trong đó hơn một phần ba không phải là các thành viên tham gia giảng dạy.
Quyền tự chủ của nhà trường đối với GV. Tại hầu hết các quốc gia OECD, nhà trường không có trách nhiệm tuyển chọn GV. Tuy nhiên, khi nhà trường không có vai trò trong việc tuyển chọn thì hiệu trưởng luôn tham gia vào việc ra quyết định. Tại Thụy Điển, Ai-len và Nauy, hiệu trưởng hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc tuyển chọn GV. Bỉ, Estonia, Ireland và Vương Quốc Anh, hiệu trưởng trường học và cơ quan QLGD đều tham gia vào quá trình ra quyết định tuyển chọn GV.
Các quyết định kỷ luật và sa thải GV là việc hiếm thấy tại các trường, thậm chí cả những trường có toàn quyền tự chủ. Điều này thường bị giới hạn bởi quy định của pháp luật trong tuyển dụng viên chức.
Tại Ý, hiệu trưởng nhà trường có thể đưa ra các quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định đó, nếu tiếp tục các biện pháp kỷ luật mạnh hơn sẽ do cơ quan GD cấp cao hơn thực hiện trên cơ sở báo cáo của thanh tra nhà trường.
Tết đến thăm cô giáo 'lắm chiêu', học trò cũ 'dính' ngay bài kiểm tra 15 phút như thời đi học
Từng "gây sốt" cộng đồng mạng với màn mừng tuổi học trò "phiên bản đừng để tiền rơi", cô giáo Lan Hương lại vừa khiến ... |