'Công thức bí mật' học tiếng Anh của thầy giáo điển trai

Thầy giáo điển trai Nguyễn Khắc Phú đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm thường gặp của người Việt khi học ngoại ngữ, đồng thời chia sẻ công thức học tốt môn tiếng Anh.
cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai Giáo viên dạy tiếng Anh nói gì về video chê phát âm của thầy giáo Mỹ?
cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai Dừng thi giải Toán, Tiếng Anh trên mạng từ năm học 2017 -2018
cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai 'Call me Bá Đạo' - phong cách dạy tiếng Anh bằng bolero 'cực chất'

Bỏ công việc ổn định, theo nghề giáo viên tiếng Anh

Nguyễn Khắc Phú (sinh năm 1991, Bắc Giang) tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh thương mại – trường cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP. HCM và chuyên ngành Ngữ văn Anh – trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM. Công việc hiện tại của Phú là giáo viên tiếng Anh.

Trước khi trở thành giáo viên tiếng Anh, anh Phú phụ trách mảng khách hàng nói tiếng Anh cho một công ty chuyên về IT của Pháp. Song song đó, anh cũng đi dạy bán thời gian cho một số trung tâm. Anh Phú sau đó đã từ bỏ công việc lương tháng tính bằng đô la để chuyển làm giáo viên.

"Thực ra sau thời gian hơn 4 năm đi làm văn phòng rồi đột nhiên nghỉ việc, mình cũng hơi hoang mang và mơ hồ khi định hình lại con đường sự nghiệp sau này của bản thân. Sau nhiều lần suy nghĩ, mình quyết định tập trung vào những gì thuộc về thế mạnh nên đã đi học thêm một khóa đào tạo về TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) - chứng chỉ quốc tế về phương pháp giảng dạy tiếng Anh dành cho giáo viên giảng dạy Anh ngữ tại những quốc gia sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ. Sau đó mình đi dạy cho các trung tâm được khoảng 2 năm và tự mở lớp riêng của mình được gần 1 năm", anh Phú nói.

cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai
Thầy giáo điển trai từ bỏ công việc ổn định để theo nghề dạy học

Anh Phú kể, những ngày đầu mở lớp không có nhiều học viên vì chưa ai biết tới. Có những tháng đầu, lớp chỉ có vỏn vẹn 2 bạn học.

Những ngày đầu anh thường dành cả buổi để soạn bài, chăm chút cho bài học nhưng tối đến, các bạn báo bận hoặc trời mưa lại không đi học. Có những thời điểm "anh thầy giáo" đã thật sự rất nản không biết bản thân có nên tiếp tục hay không.

"Mình rất vui khi có bạn học xong khóa giao tiếp của mình có thể đậu phỏng vấn và đi làm ở công ty nước ngoài, hoặc có bạn đạt được số điểm TOEIC mong muốn để có thể tốt nghiệp bằng chính năng lực của bạn. Thậm chí những niềm vui nho nhỏ thôi là khi nhìn thấy các bạn phát âm đúng từ, chủ động giao tiếp, nhắn tin bằng tiếng Anh với mình", anh Phú nói.

cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai
Những thời gian đầu thực sự khó khăn với Phú

Những sai lầm thường gặp phải của người Việt khi học tiếng Anh

ANh Phú chia sẻ, lối học thụ động, sợ sai chính là rào cản lớn nhất mà các bạn học sinh/người Việt Nam thường mắc phải khi học ngoại ngữ. Vì sợ sai nên không dám chủ động bắt chuyện, bắt đầu một cuộc hội thoại bằng tiếng Anh cho dù người đó là giáo viên hay một bạn nước ngoài nào đó. Tiếng Anh của Phú cũng từng đi lên từ con số không, nhưng trải qua nhiều lần sai rồi sửa, sai rồi sửa, tích lũy qua thời gian, khả năng tiếng Anh của anh gần được hoàn thiện.

"Một lời khuyên dành cho các bạn học sinh hoặc những ai muốn học ngoại ngữ đó là chủ động học, chủ động nói, đừng sợ sai. Không nói ra sẽ không biết mình sai chỗ nào, không biết sai thì sẽ không biết sửa, và cuối cùng là không tiến bộ. Nếu có cơ hội học tiếng Anh với thầy cô, bạn bè thì hãy chủ động nói chuyện với họ, luôn chuẩn bị một cuốn sổ nhỏ bên cạnh để ghi chép những gì mới hoặc những gì mình cần sửa sai, thời gian rảnh mở ra coi lại.

Thứ hai là bệnh làm biếng. Học ngoài ngữ nói chung, học tiếng Anh nói riêng nếu không chăm chỉ thì rất khó thành công. Các bạn có thể hiểu nôm na, bản chất của việc học ngoại ngữ là việc sao chép, ai bắt chước giỏi thì sẽ nói hay thôi. Để bắt chước được thành công thì cần luyện tập rất nhiều lần cũng như đứa trẻ muốn nói được, nó cũng phải bắt chước, bập bẹ và tập nói rất nhiều lần. Các bạn học tiếng Anh cũng nên vậy.

Nếu quá bận bịu, các bạn nên chia nhỏ thời gian học tiếng Anh trong ngày ra, luyện tập nghe/ nói 10 phút buổi sáng, 10 phút buổi trưa, và 10 phút buổi tối như vậy một ngày đã có 30 phút học tiếng Anh rồi. Và có một sai lầm thường thấy của hầu hết các bạn học ngoại ngữ là chỉ trông chờ vào việc học trên trường lớp hoặc trung tâm mà không biết rằng muốn tiến bộ trong tiếng Anh thì phần lớn phải thông qua tự học. Kiến thức trên trường lớp, trung tâm Anh ngữ mà các bạn lĩnh hội cần phải được thực hành và phát huy, chứ học xong cứ để đó thì mãi cũng không nói được.

cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai
Phú chia sẻ, lối học thụ động, sợ sai chính là rào cản lớn nhất mà các bạn học sinh/người Việt Nam thường mắc phải khi học ngoại ngữ.

Thứ ba là quá chú trọng tới giọng khi học tiếng Anh, cứ cố gắng phải chạy theo giọng “Anh Anh” hay “Anh Mỹ” mà quên mất rằng phát âm mới là quan trọng nhất. Các bạn nên phân biệt rõ “giọng” và “phát âm”, tiếng Anh có thể được nói với nhiều “giọng” khác nhau nên ta mới có tiếng Anh của người Anh, người Mỹ, Singapore, của người Ấn, người Hoa nhưng về cơ bản phát âm “chuẩn” tiếng Anh thì không phân ra nhiều loại như vậy. Nên khi học nói tiếng Anh hãy cố gắng phát âm cho thật chuẩn trước đã.

Thứ tư là hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Vì học ở quê hay không có cơ hội tiếp xúc nhiều với tiếng Anh nên nói tiếng Anh không tốt, không tự tin. Có rất nhiều bạn xuất thân từ những miền quê xa xôi, điều kiện thiếu thốn khó khăn, chưa từng đi học nước ngoài nhưng khả năng Anh ngữ của các bạn vẫn rất tốt, phát âm vẫn chuẩn, giao tiếp trôi chảy và tự tin. Hiện nay thời đại công nghệ kết nối, chia sẻ mở, các bạn có thể học mọi lúc mọi nơi qua nhiều kênh Internet, báo đài, sách vở, tạp chí… Hãy chọn cho mình những phương tiện học phù hợp và hữu ích. Đừng bao giờ đổ lỗi cho hoàn cảnh, cuộc sống ra sao phụ thuộc vào quyết định và hành động của chính bạn", anh Phú nhấn mạnh quan điểm của mình.

cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai
Lời khuyên dành cho các bạn học sinh hoặc những ai muốn học ngoại ngữ đó là chủ động học, chủ động nói, đừng sợ sai.

Bí kíp học tiếng Anh của thầy giáo điển trai

Anh Phú đã dành thời gian chia sẻ chi tiết về những công thức, bí kíp học tiếng Anh mà bản thân anh trau dồi được sau nhiều năm tiếp xúc với ngoại ngữ này. Anh cho biết: "Lối học ngoại ngữ truyền thống tập trung quá nhiều vào ngữ pháp và bài tập không phải là một cách hiệu quả để học tiếng Anh. Kết quả là sau 9 - 12 năm học, hầu hết các bạn học sinh, sinh viên vẫn không thể giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Anh.

Dường như bấy lâu nay bạn vẫn thường được bảo rằng, nếu muốn nâng cao khả năng nói tiếng Anh, hãy bắt đầu từ kỹ năng nghe trước, học nghe trước thay vì đọc viết hay ngữ pháp. Nhưng chưa ai nói với bạn rằng phải bắt đầu học nghe tiếng Anh từ đâu và như thế nào. Hoặc có những bạn nghe rất tốt, hiểu được người khác nói gì nhưng vẫn ấp úng không sao nói được. Vậy nguyên nhân từ đâu và cách giải quyết vấn đề này như thế nào?"

Ví dụ về một đứa trẻ học nói. Những từ đầu tiên chúng học có lẽ là “ba”, “mẹ”. Mẹ của đứa trẻ chỉ vào ba của nó và nói từ “ba” rất nhiều lần. Thông qua hành động này của người mẹ, đứa trẻ nghe và nhận biết người đàn ông đó là “ba”. Người mẹ lặp đi, lặp lại hành động này nhiều lần hơn nữa cho đến khi đứa trẻ có thể nói từ “ba”. Những lần tiếp theo khi đứa trẻ nhìn thấy người đàn ông kia, nó sẽ tự khắc nói từ “ba” (một loại phản xạ có điều kiện). Khi đứa trẻ đó lớn lên, khả năng nhận thức cũng như ngôn ngữ tăng dần, đứa trẻ sẽ học thêm được nhiều từ và cụm từ, cấu trúc câu mới theo cách tương tự như vậy.

cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai
Phú đã dành thời gian chia sẻ chi tiết về những công thứ, bí kíp học tiếng Anh mà bản thân anh trau dồi được sau nhiều năm tiếp xúc với ngoại ngữ này

"Đây chính là 3 bước học tiếng Anh thông qua nghe. Bước đầu tiên đó là “Nghe – Nhìn - Hiểu” (đứa trẻ nghe mẹ nói từ ba và nhìn mẹ chỉ vào ba nó, đứa trẻ hiểu ba là người đàn ông đó). Bước thứ 2 là “Nghe – Lặp lại” (đứa trẻ nghe mẹ nói từ ba rất nhiều lần, bập bẹ tập nói từ ba). Và bước cuối cùng là “Nghe – Nói” (đứa trẻ đã hình thành được phản xạ).

Tuy nhiên hầu hết người học tiếng Anh chỉ dừng lại ở bước thứ nhất đó là “Nghe – Hiểu” y như khi chúng ta xem một đoạn phim bằng tiếng Anh, chỉ nghe và cố gắng nghe hiểu nó nhưng để nói được lại cần nỗ lực thêm rất nhiều. Đó là lý do vì sao khi bạn nghe ai đó nói tiếng Anh, bạn hiểu hết đấy nhưng “tài khoản” ngôn ngữ tiếng Anh của bạn là trống rỗng, không đủ từ, cụm từ và cấu trúc để thực hiện “trao đổi” – nói hay đáp lại", Phú nhấn mạnh.

Thầy giáo điển trai cho rằng, để bắt đầu phương pháp học tiếng Anh thông qua nghe hãy bắt đầu với những tài liệu nghe đơn giản trước, đừng chọn tài liệu nghe trình độ quá khó và quan trọng nhất tài liệu nghe đó phải đi kèm tapescript (lời đoạn băng). Các bạn tải tầm 10 file mp3 các chủ đề khác nhau vào điện thoại hoặc máy nghe nhạc bỏ túi hoặc cũng có thể nghe trên máy tính.

cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai
3 bước học tiếng Anh là “Nghe – Nhìn - Hiểu”, “Nghe – Lặp lại” và “Nghe – Nói”

Bước đầu tiên “Nghe - Nhìn - Hiểu”, các bạn nghe và cố gắng hiểu những gì trong đoạn băng, chắc hẳn sẽ có những từ mới mà bạn không hiểu. Vì vậy lần đầu nghe này mức độ hiểu của bạn chưa được 100%. Tiếp đến, bạn mở lời của đoạn băng lên, vừa nghe vừa đọc, bạn sẽ biết những từ bạn không hiểu đó là gì bằng cách tra nghĩa của chúng. Vừa nghe vừa đọc lại thêm lần nữa, lần này chắc hẳn bạn đã có thể hiểu 100% những gì băng nói.

Sau đó chuyển qua bước thứ 2 “Nghe – Lặp lại”. Khi bạn nghe lặp lại, bạn sẽ học được phát âm, cách phát âm của những từ vựng mới. Khi bạn nghe lặp lại, bạn học được ngữ điệu, bạn sẽ biết nói một câu đúng ngữ điệu, khi nào thì lên giọng, khi nào thì xuống giọng. Bạn hãy lặp lại bước này càng nhiều càng tốt, cho đến khi bạn thuộc tất cả những gì băng nói thì thôi.

Chuyển qua bước cuối cùng, “Nghe - Nói”. Nếu bạn chọn nghe một đoạn đối thoại giữa một người, khi người A hỏi người B, bạn hãy bấm dừng sau khi người A hỏi và trả lời hộ người B hoặc ngược lại đóng vai trò là A và đặt câu hỏi cho B trả lời. Tại sao bạn có thể làm được điều này? Bởi tất cả nhưng gì A hay B nói bạn đã thuộc làu làu ở bước 2 rồi.

Và đây cũng là cách khắc phục tình trạng phổ biến của các bạn học ngoại ngữ hiện nay đó là: “học mà thiếu thực hành”. Nếu không có môi trường thực hành, tại sao ta không tự tạo ra ngữ cảnh, môi trường giao tiếp cho riêng mình. Tự thực hành trước, sau đó tự tin áp dụng trong thực tế.

Bằng cách luyện tập với nhiều chủ đề nghe khác nhau (đồ ăn, mua sắm, giáo dục, thời tiết, con người…) lặp đi lặp lại nhiều lần, chắc hẳn bạn đã “copy” được kha khá vốn từ vựng, cụm từ, mẫu câu vào “tài khoản” Anh ngữ của bạn và bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để giao tiếp.

cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai
cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai
cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai
cong thuc bi mat hoc tieng anh cua thay giao dien trai
chọn
Toàn cảnh khu đất hơn 7,3 ha sắp được đấu giá làm trung tâm thương mại tại Thủ Thiêm
Khu đất sắp được TP Thủ Đức đấu giá có quy mô hơn 7,4 ha, được quy hoạch với chức năng thương mại dịch vụ tổng hợp. Hiện khu đất này là một cù lao trong khu đô thị Thủ Thiêm.