Công ty do Giám đốc Gojek Việt Nam tăng gần gấp đôi vốn được đầu tư từ ngước ngoài

Lotus Pay tăng vốn lên gần gấp đôi sau khi Gojek thâu tóm ví điện tử WePay.

Ngay sau khi mua ví điện tử WePay của VCCorp, Gojek đã thay đổi nhân sự cấp cao ở công ty mới thâu tóm.

Hiện tại, hai người đại diện của WePay là ông Phùng Tuấn Đức (CEO Gojek Việt Nam) và ông Paolo Malay (Tổng cố vấn của Gojek tại thị trường Singapore). Cả hai đồng thời là người đại diện pháp luật của một công ty khác Lotus Pay.

Lotus Pay thành lập tháng 2/2019 với hai người đại diện ban đầu là ông Paolo Malay và Nguyễn Vũ Đức (CEO GoViet thời điểm đó). Từ khi thành lập tới nay, một người đại diện công ty luôn là CEO GoViet (hoặc Gojek Việt Nam) và người còn lại là ông Paolo Malay.

Công ty do CEO Gojek Việt Nam làm đại diện âm thầm nhận vốn đầu tư từ ngước ngoài - Ảnh 1.

Lotus Pay do ông Phùng Tuấn Đức làm đại diện pháp luật tăng vốn lên gần gấp đôi. (Ảnh: Gojek Việt Nam).

Theo Cổng đăng kí doanh nghiệp quốc gia, Lotus Pay vừa thay đổi cơ cấu chủ sở hữu. Ban đầu khi thành lập công ty, vốn điều lệ công ty là 115 triệu đồng, với ba cổ đông lần lượt là ông Nguyễn Bá Thiện, bà Bùi Thị Hằng và bà Nguyễn Thị Minh Ngọc. Mỗi cá nhân nắm số cổ phiếu tương đương 1/3 giá trị công ty.

Tuy nhiên, theo thông báo đăng kí mới, vốn điều lệ của Lotus Pay đã tăng thêm 110,5 triệu đồng và đây là dòng vốn đến từ nước ngoài. Tuy nhiên, số vốn nước ngoài vẫn đảm bảo tỉ lệ sở hữu người Việt Nam quá bán (xấp xỉ 51%).

Mặc dù có tên gọi khá giống các công ty phát hành ví điện tử, tuy nhiên ngành nghề kinh doanh chính mà công ty đăng kí là hoạt động tư vấn, quản lí. Ngoài ra, công ty cũng không nằm trong số các tổ chức phi ngân hàng được cấp phép dịch vụ trung gian thanh toán.

chọn
Cận cảnh lô đất vàng quy hoạch cho Vietcombank ở khu đô thị mới Cầu Giấy
Ngân hàng Vietcombank sở hữu mảnh đất khoảng 5.054 m2 để xây dựng tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc ở khu đô thị mới Cầu Giấy.