Covid-19 đẩy thị trường vàng Ấn Độ vào cảnh ảm đạm

Những lo ngại về virus corona khiến doanh số bán hàng giảm, các cửa hàng đều đóng cửa, đẩy các nhà kim hoàn tại Ấn Độ vào cảnh khó khăn ngay cả khi giá vàng tăng vọt.
Covid-19 đẩy thị trường vàng Ấn Độ vào cảnh ảm đạm - Ảnh 1.

Người đàn ông đi qua một cửa hàng trang sức trưng bày những chiếc dây chuyền vàng ở New Delhi hôm 31/7. (Ảnh: AFP).

Theo hãng tin AFP, nhiều tháng sau khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh phong tỏa nghiêm ngặt chống dịch Covid-19, thị trường vàng lớn nhất Ấn Độ là Zaveri Bazaar vẫn tiếp tục ảm đạm và hoang vắng. Hầu hết các cửa hàng đóng cửa và không có khách.

Ông Madhubhai Shah, 75 tuổi, một trong số ít thợ kim hoàn quyết định mở cửa trở lại, cho biết: "Trong suốt 40 năm kinh doanh ở đây, chưa bao giờ tôi chứng kiến tình cảnh kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng như vậy".

Thị trường Mumbai bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh phong tỏa hồi tháng 3, khiến hàng triệu công nhân nhập cư, bao gồm nhiều thợ thủ công vàng, rời khỏi các thành phố của Ấn Độ khi họ không còn nguồn thu nhập.

Shah nói với hãng tin AFP: "70% nghệ nhân của chúng tôi đã rời làng và các đơn vị chế tác đều đóng cửa".

Thêm vào đó, với việc giá vàng đạt mức cao kỉ lục sau khi tăng vọt khoảng 30% trong năm nay, sẽ có rất ít khách hàng muốn mua sắm trang sức.

Thậm chí ngay cả sắp đến mùa cưới, thường bắt đầu vào tháng 10, cũng không thể làm phấn chấn tinh thần hoặc thúc đẩy chi tiêu của người dân khi Ấn Độ phải đối mặt với cuộc suy thoái đầu tiên trong 4 thập kỉ.

Chiranjeevi Ahire và vị hôn thê của mình đã quyết định phá vỡ phong tục truyền thống cho đám cưới vào tháng 12 của họ bằng cách không mua bất kì đồ trang sức bằng vàng nào, mặc dù vàng được coi là điềm lành và là biểu tượng địa vị trong xã hội ở Ấn Độ.

"Trước đây chúng tôi muốn tổ chức đám cưới lớn và tuân theo tất cả các truyền thống của Ấn Độ, giống như cha mẹ của chúng tôi. Nhưng với đại dịch và sự không chắc chắn đang rình rập thị trường việc làm, chúng tôi quyết định cắt giảm chi tiêu vào vàng và thay vào đó là giữ tiền dự phòng cho sau này", chàng trai 29 tuổi nói.

Số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy, tiêu thụ vàng của Ấn Độ trong nửa đầu năm 2020 đã giảm 56% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhu cầu đối với vàng trong quý II giảm 70% xuống còn 63,7 tấn vàng, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Cùng với đồ trang sức, người dân Ấn Độ, có truyền thống tích trữ vàng thỏi và vàng xu như là tài sản chống lạm phát. Tuy nhiên, nhiều người hiện đã thế chấp số tài sản này để đi vay tiền, tận dụng lúc vàng lên giá.

Một bộ phận người mua vàng tại Ấn Độ dự đoán giá vàng sẽ còn tăng cao hơn nữa khi các nhà đầu tư tìm kiếm tài sản an toàn và đang rót vốn vào vàng điện tử.

"Việc mua vàng điện tử cho phép bạn có thể mua vàng với chỉ từ một rupee (0,013 USD) và khi cần, bạn vẫn có thể chuyển đổi từ vàng điện tử sang vàng vật chất", theo Rajesh Khosla, người phát ngôn của Hiệp hội Vàng và Kinh doanh Kim hoàn Ấn Độ.

"Với đại dịch toàn cầu, suy thoái kinh tế và triển vọng việc làm yếu, tôi sẽ không mạo hiểm sự ổn định tài chính của mình đối với vàng. Đó có vẻ như là một ý tưởng khủng khiếp", Ahire, một người tiêu dùng cho hay.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.