Covid-19 làm thay đổi phong cách dùng hàng hiệu của mọi thế hệ

Đại dịch Covid-19 khiến người tiêu dùng không còn muốn giữ hàng thời trang xa xỉ cũ cả đời, và đây là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường hàng hiệu cũ.

Vài năm gần đây, ngày càng nhiều người tiêu dùng bắt đầu coi những món đồ trong tủ quần áo của họ không chỉ là phương tiện thể hiện phong cách cá nhân, mà còn là tài sản có giá trị, có thể giao dịch.

Chiếc túi Gucci hoặc Hermes có giá hàng nghìn USD mà họ từng yêu thích, nhưng giờ đây họ chẳng sử dụng nữa. Thay vì ngồi trên kệ, thu gom bụi, giờ đây họ có thể đưa nó trên một trang web bán lẻ đồ cũ trực tuyến như The RealReal, Poshmark hoặc ThredUp, và nhận tiền mặt cho nó.

Thị trường quần áo và phụ kiện xa xỉ đã tăng lên mức 24 tỉ USD trước Covid-19 và dự kiến đạt 51 tỉ USD vào năm 2023, với động lực chính - nhưng không phải duy nhất - từ tầng lớp người tiêu dùng trẻ, theo CNBC.

Ở phân khúc cao cấp, họ có The RealReal, công ty xử lí các giao dịch hàng xa xỉ chính hiệu từ các nhà thiết kế như Chanel, Louis Vuitton và Valentino. 

Nếu chỉ cần sự đa dạng, họ có ThredUp, một sàn thương mại điện tử luôn tự hào rằng khách hàng có thể mua và bán sản phẩm của hơn 45.000 thương hiệu - mọi thứ từ Gap đến Gucci. Các trang web khác, như Poshmark và Depop cho phép khách hàng mua và bán trực tiếp.

Phong cách dùng hàng hiệu của mọi thế hệ đang thay đổi nhanh vì COVID-19 - Ảnh 1.

Mọi tầng lớp người tiêu dùng đều đang tăng mức độ sử dụng hàng hiệu cũ. (Ảnh: Business Insider).

Theo ThredUp, trong ba năm qua, hoạt động kinh doanh bán lại hàng thời trang đã tăng trưởng nhanh hơn 21 lần so với doanh số bán sản phẩm mới. Và mặc dù những người từ 18 đến 37 tuổi đang sử dụng quần áo cũ nhanh hơn 2,5 lần so với tầng lớp người lớn tuổi hơn, thế hệ 7x cũng đang gia nhập phân khúc đó. 

Họ bắt đầu dọn dẹp tủ quần áo và tìm cách loại quần áo, túi xách và các phụ kiện khác mà họ đã dùng trong nhiều năm. Mức độ mua hàng thời trang cũ của mỗi thế hệ đều tăng ở mức hai con số từ năm 2017, theo nghiên cứu của ThredUp.

Đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều người phải cân nhắc kĩ lưỡng hơn về tương lai của tủ quần áo trong nhà.

Anthony Marino, chủ tịch ThredUp, phát biểu: "Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về nguồn cung, với việc nhiều người dành nhiều thời gian hơn ở nhà, nhìn vào tủ quần áo đầy ắp của họ và tìm cách kiếm thêm tiền".

Một báo cáo của ThredUp cho thấy khoảng 50% số người tham gia cuộc khảo sát nói rằng họ thường xuyên bán bớt thời trang xa xỉ trong tủ quần áo hơn so với trước đại dịch.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.