Cửa nào cho tham vọng bán xe VinFast sang Mỹ của tỉ phú Phạm Nhật Vượng?

Mỹ là thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Năm ngoái, doanh số bán xe hạng nhẹ của Mỹ đạt 17,2 triệu chiếc. Tuy nhiên, thị trường này đang phải đối mặt với các vấn đề như suy thoái kinh tế, sức ép từ cuộc đua xe điện,… khiến những gã khổng lồ trong ngành cũng trở nên lao đao.

Kể từ khi Honda mở nhà máy đầu tiên ở Mỹ vào năm 1982, hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn của châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đã sản xuất xe và đầu tư hơn 75 tỉ USD vào Hoa Kỳ, tạo ra hơn 400.000 việc làm. 

Ngoài ra, các hãng ô tô cũng tiến hành các hoạt động R&D, thiết kế, thử nghiệm tại đây. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp ô tô Mỹ đạt 114,6 tỉ USD trong năm 2018. 

Năm 2018, Mỹ đã xuất khẩu 1,8 triệu xe hạng nhẹ mới và 131.200 xe tải hạng trung, hạng nặng, trị giá hơn 60 tỉ USD đến 200 thị trường trên toàn thế giới. Xuất khẩu phụ tùng ô tô cũng trị giá 88,5 tỉ USD. Với thị trường tiêu dùng rộng lớn, lực lượng lao động có tay nghề cao, cơ sở hạ tầng sẵn có, Hoa Kỳ được đánh giá là thị trường hàng đầu cho ngành công nghiệp tô tô thế kỉ 21.

Tuy nhiên, thị trường ô tô này đang phải đối mặt với những thách thức mới khiến ngay cả những ông lớn trong ngành cũng trở nên lao đao. Khi bước chân vào thị trường này, chắc chắn VinFast cũng sẽ phải đương đầu với những khó khăn như thế. 

merlin_155618994_f03bdea4-97da-4e74-be25-1ec099a3adb6-superJumbo

Kể từ khi Honda mở nhà máy đầu tiên ở Mỹ vào năm 1982, hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn của châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đã sản xuất xe và đầu tư hơn 75 tỉ USD vào Hoa Kỳ, tạo ra hơn 400.000 việc làm. (Ảnh: NYT).

Nỗi sợ mang tên xe điện

Trong một bài viết trên tờ The New York Time, tác giả bài viết gọi đây là thời kì mạo hiểm để kinh doanh xe hơi. Động cơ đốt trong đang bị tấn công bởi những chiếc xe chạy điện, an toàn hơn, thân thiện với môi trường hơn. Các cơ quan quản lí trên khắp thế giới cũng bắt đầu nghiêm khắc hơn với những hãng xe không có đủ khả năng cắt giảm lượng khí thải carbon dioxit. 

Ngoài ra, cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump cũng khiến cho doanh số ô tô toàn cầu lần đầu tiên đã giảm trong hơn một thập kỉ trở lại đây. 

Khó khăn bủa vây khắp nơi, nên không có gì lạ khi các ông lớn như Fiat Chrysler và Renault đang có xu hướng xích lại gần nhau để tồn tại. 

Tuy nhiên, trước sức ép từ Chính phủ Pháp, cái bắt tay để tạo ra một nhà sản xuất xe hơi lớn thứ ba thế giới đã không thành. Điều này cho thấy vấn đề phức tạp mà các nhà sản xuất ô tô truyền thống đang vướng phải. 

00auto-4-superJumbo

Động cơ đốt trong đang bị tấn công bởi những chiếc xe chạy điện, an toàn hơn, thân thiện với môi trường hơn. (Ảnh: NYT).

Erik Gordon, giáo sư tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Michigan Ross, cho biết,đây sẽ là thay đổi lớn nhất mà chúng ta từng chứng kiến trong hơn 100 năm qua, và nó sẽ thực sự tốn kém, ngay cả với những công ty lớn. 

AlixPartners, một công ty tư vấn cho biết các ông lớn trong làng xe hơi thế giới sẽ chi hơn 400 tỉ USD trong năm tới, để phát triển ô tô điện, và ô tô không người lái. 

"Họ sẽ phải đầu tư lại các dây chuyền sản xuất, đào tạo lại công nhân, tổ chức lại mạng lưới nhà cung cấp…", AlixPartners cho biết. 

Đối với các nhà sản xuất ô tô, khoản đầu tư này là vấn đề sống còn. Nếu không thích nghi được, họ sẽ bị tụt hậu. Tuy nhiên không ai chắc chắn rằng khách hàng có thực sự sẵn sàng trả tiền cho những sản phẩm mới hay không và liệu nó có mang đến lợi nhuận.

Tuy vậy, nhà sản xuất xe hơi điện Tesla, bất chấp mọi vấn đề của nó, vẫn có giá thị trường cao hơn hãng xe truyền thống Fiat Chrysler hoặc Renault. 

Thị trường xe hơi toàn cầu giảm tốc

Các tập đoàn xe hơi lớn đầu tư vào Mỹ như Volkswagen, General Motors hay Toyota là một trong những gã khổng lồ cuối cùng sở hữu những nhà máy rộng lớn, nơi hàng ngàn công nhân đến làm việc mỗi ngày. 

Trên thế giới có khoảng 8 triệu việc làm trong ngành sản xuất ô tô, và nhiều việc làm hơn nữa trong những công ty cung ứng vật tư như phanh, lốp xe, cảm biến và các thành phần khác. 

Tuy nhiên, việc làm trong ngành xe hơi đang bị đe doạ. Năm ngoái, doanh số xe hơi toàn cầu đã chứng kiến mức giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009. Mặc dù con số giảm khá nhỏ, nhưng nó cũng đủ để báo hiệu sự suy thoái kinh tế toàn cầu, bởi ngành công nghiệp xe hơi là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế - Tổ chức xếp hạng Fitch viết trong một báo cáo.

merlin_151445694_e0ba066b-67b8-4422-b3bf-0d931bbf490a-superJumbo

Trên thế giới có khoảng 8 triệu việc làm trong ngành sản xuất ô tô, và nhiều việc làm hơn nữa trong những công ty cung ứng vật tư như phanh, lốp xe, cảm biến và các thành phần khác. (Ảnh: NYT).

Nguyên nhân trực tiếp khiến doanh số ô tô sụt giảm là do thuế quan của Tổng thống Trump với hàng hoá Trung Quốc, đã gây tổn hại cho nền kinh tế nước này và khiến tăng trưởng doanh số tại đất nước tỉ dân rơi vào bế tắc. 

Các nhà sản xuất xe hơi Mỹ cũng bị chịu ảnh hưởng. Doanh số của Ford tại Trung Quốc đã giảm 36% trong ba tháng đầu năm 2019, xuống 136.000 xe vì thuế quan. 

Tuy nhiên, ngoài thuế quan thì những rủi ro dài hạn cũng đang phủ bóng đen xuống ngành sản xuất xe hơi tại Mỹ. 

Các nhà sản xuất xe hơi tại Trung Quốc ngày càng thống trị thị trường ô tô toàn cầu, và quyết định mọi hướng đi của thị trường. Trong những năm gần đây, doanh số của các hãng xe tại Trung Quốc đã gần như chiếm trọn toàn bộ sự tăng trưởng của doanh số toàn cầu. 

Người tiêu dùng Trung Quốc đã mua 24 triệu xe vào năm ngoái, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác. Người Mỹ đứng thứ hai với 17 triệu xe. Trong ba tháng đầu năm nay, General Motors cũng lần đầu tiên ghi nhận mức giảm tốc tại thị trường Hoa Kỳ, và tăng doanh số tại thị trường châu Á với 947.000 xe được bán ra. 

Người trẻ Mỹ ngày càng không mặn mà với việc mua xe

00auto-3-superJumbo

Càng ngày càng có nhiều người cho rằng, việc sở hữu xe hơi là xa xỉ và không cần thiết. (Ảnh: NYT).

Tiềm năng tăng trưởng ô tô ở Mỹ và châu Âu đang rơi vào bế tắc. Theo nghiên cứu của Michael Sivak, cựu giáo sư tại Đại Học Michigan, số người trẻ tuổi ở Mỹ có bằng lái đã giảm kể từ những năm 1980.

Càng ngày càng có nhiều người cho rằng việc sở hữu xe hơi là xa xỉ và không cần thiết. Ở khu vực thành thị, nơi ngày càng có nhiều người sinh sống, người ta có thể tiết kiệm được chi phí gửi xe, chi phí bảo hiểm bằng cách sử dụng các ứng dụng gọi xe như Uber hoặc Lyft, hay dịch vụ cho thuê xe theo giờ Zipcar.

Việc giảm sự quan tâm đến xe ô tô của người tiêu dùng Mỹ tỉ lệ thuận với việc ngày càng nhiều người nhận thức được sự tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và chất lượng không khí suy giảm ở các thành phố lớn. 

Theo Ngân hàng thế giới, giao thông vận tải chiếm 1/5 lượng khí thải carbon dioxit trên toàn thế giới. Các nhà hoạch định chính sách phản ứng với dư luận bằng cách buộc các công ty sản xuất ô tô phải cải thiện hiệu quả việc sử dụng nhiên liệu và giảm khí thải. 

Mặc dù gần đây chính quyền Trump đã đẩy lùi các quy định về khí thải, nhưng ngày tại Hoa Kỳ, các nhà sản xuất ô tô vẫn đang phải chịu áp lực vì California và các tiểu bang khác đang yêu cầu các nhà sản xuất phải đáp ứng hạn ngạch cho doanh số bán xe không phát thải. 

Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm

Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh mới, và họ đang chiến đấu với sự bão hoà ngay cả ở thị trường nội địa. Thị trường Trung Quốc chỉ tiêu thị khoảng một nửa số ô tô mà các nhà máy Trung Quốc sản xuất mỗi năm. 

Các nhà sản xuất lớn như Quảng Châu Auto đang chuẩn bị tiến vào Hoa Kỳ thì bị chặn đứng bởi mức thuế 25% của ông Trump với ô tô Trung Quốc.

Cho đến nay, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã thực hiện một số bước để mở bán tại châu Âu. Tập đoàn Chiết Giang Geely Holding đã có chỗ đứng sau khi mua nhà máy sản xuất ô tô Thuỵ Điển Volvo từ Ford vào năm 2010. 

Geely cũng sở hữu nhà sản xuất xe hơi thể thao của Anh Lotus và công ty sản xuất xe taxi London, trong khi Chủ tịch của nó, ông Li Shunfu sở hữu khoản 10% cổ phần của Mercedes-Benz.

merlin_155141031_3e1b7eca-498f-464a-9324-59370c3185f9-superJumbo

Trung Quốc đang nổi lên như một đối thủ cạnh tranh mới, và họ đang chiến đấu với sự bão hoà ngay cả ở thị trường nội địa. (Ảnh: NYT).

Cán cân sức mạnh đang thay đổi trong ngành công nghiệp ô tô đã bóp chết cuộc sống của hàng ngàn công nhân. General Motors đã chuẩn bị cho một cuộc suy thoái có thể xảy ra, đã đóng cửa nhà máy của nó ở Ohio vào tháng 3 năm nay. Hãng xe cũng lên kế hoạch đóng cửa tiếp 4 nhà máy khác ở Hoa Kỳ vào cuối năm nay. 

Volkswagen cũng cho biết họ sẽ tạo ra 2.000 việc làm mới trong các lĩnh vực công nghệ, và cắt giảm 4.000 việc làm không còn cần thiết vì tự động hoá.

Những thương vụ sáp nhập lớn như Fiat Chrysler và Renault  có thể tỏ ra khó khăn, nhưng các nhà sản xuất ô tô khác đang hình thành hàng chục liên minh khác nhau để tồn tại. Thị trường khốc liệt khiến các ông lớn lâu năm cũng không thể đứng một mình. 

Năm nay, Ford và Volkswagen đã đồng ý phát triển xe tải và xe bán tải thương mại mới cùng nhau, sẽ trình làng thị trường vào năm 2022, cùng với việc hợp tác trong các lĩnh vực như xe điện và xe tự lái. BMW và Jaguar cũng cho biết rằng họ sẽ hợp tác để phát triển hệ thống truyền động cho xe điện.

Jim Press, cựu phó giám đốc điều hành của Chrysler cho biết, các liên minh quy mô lớn là rất cần thiết để có một con đường thành công trong kỉ nguyên mới này. 

"Họ sẽ không thể làm điều đó một mình", Jim Press nhấn mạnh. 

Mới đây trong một cuộc trả lời phỏng với Bloomberg, Chủ tịch Vingroup, tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã bày tỏ tham vọng muốn bán xe hơi VinFast tại thị trường Mỹ trong thời gian tới. Để hiện thực hoá tham vọng, ông Vượng sẽ đầu tư khoảng 2 tỉ USD, tương đương 10% cổ phần cá nhân trong Tập đoàn Vingroup.

Vị tỉ phú cũng tiết lộ, hiện tại mỗi năm VinFast đang phải chịu khoản lỗ lên tới 18.000 tỉ đồng, để bán xe dưới giá sản xuất cho người tiêu dùng và hiện hãng xe này vẫn chưa có lãi.