Sau cái bắt tay lịch sử với tỉ phú Phạm Nhật Vượng, ông chủ Masan Nguyễn Đăng Quang không còn là tỉ phú

Khối tài sản của ông chủ Tập đoàn Masan đã rơi xuống dưới mức 1 tỉ USD, chỉ còn 989 triệu USD. Như vậy, ông Quang đã chính thức rời bảng xếp hạng tỉ phú sau thời gian ngắn ngủi 9 tháng góp mặt.

Tài sản của ông chủ Masan bốc hơi 300 triệu USD

Screenshot_5

Tài sản của ông chủ Masan bốc hơi 300 triệu USD chỉ trong vòng 9 tháng. (Ảnh: Forbes).

Theo cập nhật mới nhất từ Forbes ngày 10/12, khối tài sản của Chủ tịch kiêm CEO Masan - ông Nguyên Đăng Quang, hiện chỉ còn 989 triệu USD. Con số này có nghĩa là ông Quang đã rớt khỏi danh sách tỉ phú sau 9 tháng góp mặt.

Tháng 3/2019, bảng xếp hạng danh sách tỉ phú của Forbes lần đầu tiên có sự xuất hiện của doanh nhân Nguyễn Đăng Quang, ông chủ Masan, với giá trị tài sản lên tới 1,3 tỉ USD. Tính ra chỉ chưa đầy một năm, hơn 300 triệu USD của ông chủ Masan đã bị bốc hơi.

Như vậy, với cập nhật này, hiện Việt Nam chỉ còn 4 tỉ phú USD, bao gồm: ông Phạm Nhật Vượng (7,7 tỉ USD), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (2,7 tỉ USD), ông Trần Bá Dương và gia đình (1,7 tỉ USD) và ông Hồ Hùng Anh (1,3 tỉ USD).

Cả ông Nguyễn Đăng Quang và Chủ tịch ngân hàng Techcombank Hồ Hùng Anh là hai cổ đông lớn nhất của Masan, với tỉ lệ cổ phần sở hữu mỗi người khoảng 48%. Trong khi đó, Masan lại là cổ đông lớn nhất nắm giữ 15% vốn tại Techcombank.

Vì đâu ông chủ Masan rớt khỏi danh sách tỉ phú?

54989_masan

Cái bắt tay với Vingroup là một thương vụ bom tấn trên thị trường Việt Nam, nhưng hệ thống bán lẻ của tập đoàn này vẫn đang chịu lỗ sâu nên đã dẫn tới những phản ứng không mấy tích cực. (Ảnh: Vietnam News).

Việc rớt hạng tỉ phú của ông Nguyễn Đăng Quang được cho là do giá cổ phiếu của Masan liên tục rớt gần đây, cũng như kết quả kinh doanh không như kì vọng.

Ngay sau thương vụ đình đám Vingroup chuyển giao toàn bộ hệ thống bán lẻ Vinmart và Vinmart+ thuộc VinCommerce, cùng công ty nông nghiệp VinEco cho Masan, để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - Bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào ngày 3/12, cổ phiếu MSN của Masan trong phiên đóng cửa ngày 3/12 đã giảm sàn 7%, xuống chỉ còn 64.200 đồng/cổ phiếu. 

Giá trị vốn hóa của Masan trên sàn chứng khoán trong một ngày đã bốc hơi hơn 5.600 tỉ đồng.

Ngay ngày hôm sau (4/12) các nhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt thoái vốn tại Masan, áp lực bán dâng cao ngay khi mở cửa, khiến cổ phiếu này chìm trong sắc đỏ suốt thời gian giao dịch, duy trì mức giảm 4-6%.

Cho đến sáng ngày hôm nay, cổ phiếu MSN tiếp tục giảm 1.300 đồng, xuống còn 55.300 đồng/cổ phiếu. Trong vòng 1 tháng, mã cổ phiếu này đã đánh mất hơn 27% giá trị.

Tuy cái bắt tay với Vingroup là một thương vụ bom tấn trên thị trường Việt Nam, nhưng hệ thống bán lẻ của tập đoàn này vẫn đang chịu lỗ sâu, nên đã dẫn tới những phản ứng không mấy tích cực.

Cụ thể, trong năm 2018, doanh thu mảng bán lẻ của Vingroup đạt 21.257 tỉ đồng nhưng lỗ tới 5.121 tỉ đồng. Trong 9 tháng đầu năm, mảng bán lẻ ghi nhận doanh thu 23.571 tỉ đồng nhưng cũng báo lỗ 3.461 tỉ đồng.

Trong khi đó, việc định giá tài sản của các tỉ phú lại được Forbes dựa trên giá trị cổ phiếu trên sàn chứng khoán, các bất động sản, tiền mặt, các khoản đầu tư có giá trị và trừ đi số nợ của họ. Do đó không lạ gì khi ông Nguyễn Đăng Quang rớt hạng trong danh sách này.

Trước khi ông Nguyễn Đăng Quang rớt khỏi danh sách tỉ phú của Forbes, một trường hợp tương tự cũng xảy ra với ông chủ Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long. Ông Trần Đình Long được Forbes xếp hạng trong danh sách người giàu nhất thế giới đầu năm 2018, với tài sản quanh 1 tỉ USD. Khối tài sản của ông Long tiếp tục tăng lên đến 1,3 tỉ USD vào giữa năm 2018.

Tuy nhiên, đến đầu tháng 12/2018, các thông tin về ông Long trên Forbes không còn cập nhật. Nhiều lí giải cho rằng có thể việc giá cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát giảm khiến ông Trần Đình Long bị bật ra khỏi danh sách này. Tính trung bình năm 2018, cổ phiếu Hòa Phát đã mất đến 25% giá trị.

Bảng xếp hạng danh sách tỉ phú thế giời đầu năm nay cũng không có tên ông Long, mà thay thế bằng ông bộ đôi sở hữuu Masan - Techcombank là Nguyễn Đăng Quang - Hồ Hùng Anh.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.