Cúng dường bằng ví điện tử, ăn xin nhận tiền qua QR Code

Du khách đến Trung Quốc không khỏi ngạc nhiên khi đi vãn cảnh chùa thấy cúng dường, tương tác với Phật bằng điện thoại qua QR Code, hay thậm chí ăn xin nhận tiền bằng ví điện tử.
Cúng dường bằng ví điện tử, ăn xin nhận tiền qua QR Code - Ảnh 1.

QR Code tại chùa Phật Ngọc, Thượng Hải. (Ảnh: VŨ KHÁNH).

Du khách đến Trung Quốc không khỏi ngạc nhiên khi đi vãn cảnh chùa thấy cúng dường, tương tác với Phật bằng điện thoại qua QR Code, hay thậm chí ăn xin nhận tiền bằng ví điện tử.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, đang ở Thượng Hải, đi thăm chùa Phật Ngọc đã không khỏi ngạc nhiên: Cúng dường không cần tiền mặt, chùa có QR code quét để nhận tiền cúng tức thì".

Bán hàng trong chùa cũng toàn dùng công nghệ quẹt ví, quét mã QR, đến cả tương tác với đức Phật cũng phải "quét mã QR trước đã".

Chùa chiền cũng đang trong cơn mê bất tận về công nghệ nơi những người trẻ Trung Quốc, theo bà Hạnh, vẫn có thói quen đi chùa. Vậy là để đáp ứng nhu cầu của thiện nam tín nữ, nhà chùa ứng dụng công nghệ của cách mạng 4.0 vào. Thật thuận tiện.

Nhưng đó dường như chưa phải là điều kỳ thú nhất ở Trung Quốc. Các du khách nước ngoài thường bàn tán nhau về chủ đề: Người ăn mày ở Trung Quốc xin tiền bằng quẹt thẻ, quét QR code, xài ví điện tử, tài khoản ngân hàng "nếu du khách không có tiền mặt".

Cúng dường bằng ví điện tử, ăn xin nhận tiền qua QR Code - Ảnh 2.

Ăn xin cũng xài QR Code ở Đại Liên, Trung Quốc. (Ảnh: H.V).

Các đệ tử Cái Bang ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc thường tụ tập tại các điểm du lịch, ga tàu điện ngầm, và trong chiếc nón ăn xin hay chiếc bát - bình có in một mã QR Code. Du khách có tiền lẻ thì cho, không có thì quẹt mã cho tiền qua ví điện tử AliPay hay Wechat Wallet.

Điều này đặt ra câu hỏi: phải chăng các đệ tử Cái Bang cũng không cưỡng lại được "trend" – trào lưu thanh toán không tiền mặt – mà Trung Quốc được cho là dẫn đầu thế giới? Mà đã là ăn xin thì phải nghèo túng, đằng này lại có smartphone, có cả tài khoản ngân hàng cũng sành điệu như ai?

Thực chất, theo một báo cáo …, các đệ tử Cái Bang ăn xin bằng công nghệ QR Code này đang được các doanh nghiệp địa phương thuê và trả công bằng tiền cho mỗi động tác quẹt thẻ, quét mã QR kiểu như vậy.

Mục đích của các công ty này là thu thập dữ liệu của khách hàng và từ đó bán lại thông tin cho các công ty marketing, tiếp thị, bán hàng… Cứ mỗi lần có nhà hảo tâm nào cho tiền bằng quét QR Code, người ăn xin, ngoài số tiền khách cho, còn nhận được khoảng 0,7-1,5 nhân dân tệ. (mỗi nhân dân tệ ăn khoảng 3.300 đồng tiền Việt Nam).

Nếu mỗi tuần làm việc khoảng 45 tiếng đồng hồ, mỗi đệ tử Cái Bang có thu nhập được khoảng 4.500 nhân dân tệ, tức khoảng 15 triệu đồng, hoàn toàn không tệ chút nào cả, theo báo cáo này.

Trung Quốc, quốc gia có dân số hơn 1,37 tỉ người, có 795,3 triệu người có smartphone, chiếm 58%.

Theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường EMarketer, năm 2019 sẽ có khoảng 577,4 triệu người Trung Quốc xài ví điện tử, tăng mạnh so với 525,1 triệu người năm 2018.

Việt Nam cũng là quốc gia có dân số trẻ, ưa công nghệ, tuy nhiên thanh toán không sử dụng tiền mặt kiểu quét QR Code, ví điện tử hay thẻ tín dụng vẫn chưa nhiều, và tiền mặt vẫn đang là vua. Dù vậy, mọi thứ đang thay đổi khá nhanh chóng.

Các chùa ở Việt Nam vẫn mới chỉ thấy có chú tiểu Giác ngộ 4.0, còn cúng dường vẫn là các hòm công đức và vẫn chưa sử dụng đến QR Code như kiểu ở Trung Quốc.

Gần trăm năm trước, khi "Đi chùa Hương", Nguyễn Nhược Pháp viết:

Lên cửa chùa em thấy

Hơn một trăm ăn mày

Nếu còn sống, nhà thơ vãn cảnh Thiếu Lâm Tự thấy hàng trăm đệ tử Cái Bang bên ngoài dùng QR Code, không biết ông sẽ làm thêm được bài thơ gì nữa.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.