Cuộc đời anh hùng và cái chết lẫm liệt của tướng Nguyễn Tri Phương

Ông là danh tướng của triều Nguyễn. Khi rơi vào tay giặc, không đầu hàng, ông chọn cho mình cái chết lẫm liệt, lưu danh sử sách muôn đời.

Đêm ngày 19, rạng sáng 20/11/1873, quân Pháp đánh úp thành Hà Nội. Chúng chiếm vòng phòng thủ bên ngoài của hai cửa phía Nam, vượt qua cầu trước khi quân trú phòng kịp bắn xuống.

Pháo từ các thuyền cũng bắn lên, binh lính phòng thủ nhà Nguyễn không quen với đạn pháo, bỏ chạy tán loạn khỏi thành theo cửa Tây. Cùng lúc đó, quân Pháp cũng bắn vỡ cửa Nam. Chỉ trong một giờ, quân Pháp đã treo cờ tam tài lên vọng lâu thành Hà Nội.

Cái chết lẫm liệt đi vào sử sách

Trong trận chiến chớp nhoáng này, phò mã Nguyễn Lâm (con trai Nguyễn Tri Phương) đã chiến đấu anh dũng đến khi hy sinh ngay trên chiến trường. Nguyễn Tri Phương bị thương nặng và rơi vào tay giặc.

Quân Pháp tìm cách mua chuộc ông. Chúng biết rằng nếu Nguyễn Tri Phương quy hàng, người Pháp sẽ dễ dàng đạt được mục đích chiếm nước Nam, sớm hoàn thành âm mưu biến nước ta thành thuộc địa.

Nguyễn Tri Phương không màng đến mạng sống, đã từ chối thẳng thừng yêu cầu chữa trị vết thương, tuyệt thực tuẫn tiết để khẳng định tinh thần bất khuất của người Việt.

Trước khi qua đời, ông để lại câu nói đi vào sử sách: "Bây giờ nếu ta chỉ lay lắt mà sống, sao bằng ung dung chết vì việc nghĩa".

cuoc doi anh hung va cai chet lam liet cua tuong nguyen tri phuong
Tranh vẽ quân Pháp tấn công thành Hà Nội năm 1873. (Ảnh minh họa: Báo Pháp Luật TP.HCM)

Cái chết của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương để lại niềm tiếc thương vô hạn. Nhân dân Hà Nội lập bàn thờ ông ngay tại đền Trung Liệt trên gò Đống Đa. Nơi đây hiện còn lưu lại hai câu đối: "Kia thành quách, kia non sông, trăm trận phong trần còn thước đất / Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh".

Sau cái chết của Nguyễn Tri Phương, người dân Hà Nội càng sục sôi căm thù quân xâm lược, đứng lên chống Pháp, làm nên chiến thắng Cầu Giấy vẻ vang tháng 12/1873.

Trong cuộc chiến này, quân Pháp rơi vào ổ phục kích của ta, bị tiêu diệt rất nhiều. Viên sĩ quan chỉ huy Francis Garnier bị giết tại trận, tàn binh Pháp lui về cố thủ trong thành.

Thất bại trong trận Cầu Giấy, Pháp buộc phải ký hiệp ước ngày 5/1/1874, trả lại Thành Hà Nội và các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định cho nhà Nguyễn và chỉ lập một cơ quan công xứ ở Hải Phòng.

Cuộc đời danh tướng kiệt xuất triều Nguyễn

Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Trước vận nước nguy nan, vua Tự Đức cử Nguyễn Tri Phương vào trực tiếp chỉ huy quân đội kháng chiến.

Tới Đà Nẵng, ông không vội dẫn quân phản công địch ngay, mà thực hiện chiến thuật ứng phó dựa vào sức dân, cẩn trọng xem xét lại tổng thể tình hình, vẽ địa đồ, tìm kế sách đánh giặc.

Ông cho đắp đồn lũy, đánh giặc lâu dài, vận động người dân bất hợp tác với Pháp, để lại vườn không nhà trống ở những vùng bị tấn công.

Thấy nhà Nguyễn dường như án binh bất động, quân Pháp cũng không mở rộng phạm vi chiếm đóng. Tận dụng thời cơ, Nguyễn Tri Phương cho lập phòng tuyến dài hơn 3 km, gồm nhiều hầm dích dắc, dưới cắm chông, trên phủ cát và chướng ngại vật ngụy trang, cách một đoạn có một ổ kháng cự, một khẩu đại bác cùng khoảng 10.000 quân trấn giữ.

cuoc doi anh hung va cai chet lam liet cua tuong nguyen tri phuong

Tranh minh họa Nguyễn Tri Phương lập phòng tuyến chống Pháp ở Đà Nẵng (Ảnh minh họa: Thư viện báo)

Quân Pháp tấn công vào lũy từ ba mặt nhưng liên tiếp bị phục kích phải lui binh, rơi xuống hố chông, bị bắt và giết khá nhiều khiến tâm lý hoang mang, lo sợ. Bấy giờ, Nguyễn Tri Phương cho quân liên tục vây ép, đánh tỉa, phục kích để tiêu hao sinh lực địch.

Quân Pháp buộc phải từ bỏ Đà Nẵng, kéo một bộ phận vào chiếm Gia Định. Lúc này, Nguyễn Tri Phương cho quân tiến lên, lập đồn tuyến sát nơi địch đang chiếm đóng để bố trí mai phục.

Dưới lòng sông Hàn, quân ta dùng xích sắt chắn ngầm ngang để tàu chiến không thể vào sâu đất liền. Trong ngày 6-7/2/1859, quân triều Nguyễn dốc toàn lực đẩy quân Pháp ra vùng cửa sông, chúng buộc phải cầu cứu cánh quân từ Gia Định.

Từ Gia Định, quân Pháp phải quay lại Đà Nẵng tiếp cứu. Tuy nhiên, cuộc đánh chiếm lần hai không còn dễ dàng, liên quân Pháp - Tây Ban Nha bị thiệt hại rất nhiều. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Pháp thất bại hoàn toàn.

Mừng tin chiến thắng, vua Tự Đức ban cho tướng Nguyễn Tri Phương thanh ngự kiếm và sâm quế. Binh sĩ được thưởng 100 quan tiền, lệnh cho quan tỉnh Quảng Nam mua trâu, rượu về mở tiệc khao quân.

Sau chiến công ở Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương lại được cử vào Gia Định. Tại đây, ông tiếp tục bố trí lực lượng, cùng em trai tiếp tục công cuộc chống Pháp. Tuy nhiên, trong cuộc chiến không cân sức này, quân Nguyễn ngày càng thất thế, em ruột ông là Nguyễn Duy tử trận.

Năm 1862, sau khi triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất, dâng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, ông lại được cử ra Bắc làm Tổng thống Hải An quân vụ, thăng chức Võ Hiển Đại học sĩ, tước Tráng Liệt Bá.

Năm Nhâm Thân (1872), ông được điều về giữ chức Tuyên sát đổng sức đại thần, thay mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kỳ cho đến khi cả hai cha con đều hy sinh trong cuộc chiến giữ thành Hà Nội năm 1873.

Nguyễn Tri Phương và tinh thần đánh giặc ngoại xâm Cuộc chiến dưới chân thành Điện Hải (Đà Nẵng) năm 1858 đã ghi dấu ấn sâu đậm về tư tưởng chiến lược và chiến thuật dụng binh kỳ tài của danh tướng Nguyễn Tri Phương.

Nguyễn Tri Phương (1800-1873) xuất thân từ gia đình nông dân và làm thợ mộc ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Từ chức quan văn nhỏ thời vua Minh Mạng, ông nhanh chóng lập được nhiều chiến công, trở thành đại thần dưới cả ba triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

Sau khi qua đời, thi hài của cha con Nguyễn Tri Phương được đưa về an táng ở quê nhà. Tiếc thương vị đại thần trung liệt, vua Tự Đức tự soạn văn tế thương khóc và cho lập đền thờ ở quê.

Năm 1875, vua lại sai đem vào thờ tự ở đền công thần Trung Nghĩa Từ ở Huế; sau đó lại lập nhà thờ lấy tên Trung Hiếu Từ, thờ chung ba vị công thần trong gia đình ông hy sinh vì nước.

Ngày nay, tên tuổi của ông được dùng đặt cho nhiều trường học, tuyến đường trên đất nước ta.

XEM THÊM

cuoc doi anh hung va cai chet lam liet cua tuong nguyen tri phuong Bước từ lịch sử lên phim, cuộc đời đệ nhất mỹ nhân Sài thành có gì đổi khác?

Ít ai biết rằng, nhân vật Ba Trang (Kim Tuyến) trong Mộng phù hoa được lấy cảm hứng từ nhân vật có thật trong lịch ...

cuoc doi anh hung va cai chet lam liet cua tuong nguyen tri phuong Nam Phương hoàng hậu: Cuối cùng còn lại là tình yêu

Vào buổi chiều tối ngày 15/9/1963, tại lâu đài Domain de la Perche, thuộc làng Chabrignac, vùng Trung Tây nước Pháp, Nam Phương hoàng hậu ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.

chọn
Một tập đoàn Đài Loan với 30 doanh nghiệp vệ tinh dự báo sắp kéo về KCN Châu Đức, vừa trả trước cho SZC gần 400 tỷ đồng
Quý III vừa qua, SZC đã nhận 359 tỷ đồng tiền thuê đất từ Electronic Tripod. Theo ước tính của BSC, có 30 doanh nghiệp phụ trợ theo Tập đoàn Tripod cũng có nhu cầu thuê đất tại KCN Châu Đức. Nhờ đó, SZC có thể sẽ cho thuê thêm 30 - 40 ha đất trong 2 năm tới.