Thường thì câu hỏi mà con người hay đặt ra nhất không phải là "Ý nghĩa của cuộc đời là gì?" mà là "Chúng ta muốn trở thành ai, muốn đạt được cái gì trong cuộc sống?" Đó là những câu hỏi mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ đâu, trong một cuộc hội thoại tình cờ với bất cứ ai và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên để tìm được câu trả lời cho những câu hỏi này không hề đơn giản và cũng chẳng có đúng, sai. Đây là những câu hỏi sẽ trở đi trở lại trong suốt tuổi trưởng thành của bạn, vậy nên hãy bắt đầu tìm kiếm câu trả lời ngay từ hôm nay.
Ở giai đoạn này của cuộc đời chắc chẳng mấy ai nghĩ tới cái chết vì trước mắt còn ngày rộng tháng dài, tuy nhiên chẳng có lí do gì mà bạn lại chờ cho tới khi nhắm mắt xuôi tay mới biết được liệu mình đã cảm thấy sống đủ và sống hạnh phúc hay chưa, phải không nào? Nếu câu trả lời là chưa thì tại sao bạn không thay đổi ngay từ bây giờ, tại sao không phân chia thời gian hợp lí hơn, tại sao không làm điều này điều kia trước khi quá muộn? Đời người là vô thường, quá khứ thì đã qua còn ngày mai có thể không bao giờ đến. Thứ duy nhất bạn có trong tay là hiện tại, vậy nên lên kế hoạch dài hạn cho tương lai cũng quan trọng nhưng đừng quên sống hết mình với khoảng thời gian hữu hạn mà bạn đang có để cho dù ngày mai có ra sao cũng không cảm thấy hối tiếc.
Sanchit Jain đã viết trong tạp chí Relevant Magazine rằng: "Hãy nghĩ về một người mà bạn muốn trở thành nhất. Đó là ai? Giờ thì hãy trả lời câu hỏi rằng có điểm gì trong câu chuyện của họ hoặc đặc điểm gì ở con người họ khiến bạn cảm thấy ngưỡng mộ? Hãy viết ra những điều đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn. Hình mẫu mà bạn muốn trở thành trong cuộc sống có thể nói cho bạn rất nhiều điều về việc bạn muốn sống như thế nào và muốn đạt được điều gì trong cuộc sống.
(Ảnh minh họa: airfreshener)
Một cách đặt câu hỏi khác đó là: Mục đích của tôi trong cuộc sống này là gì?
Có thể đây là một câu hỏi khó nhưng chắc chắn mỗi người chúng ta đều sống vì một mục đích nhất định. Bạn tìm ra mục đích sống của mình càng sớm bao nhiêu thì lại càng có thể sớm cống hiến và theo đuổi nó.
Độ tuổi 20 là giai đoạn đỉnh cao của sự tiếp nhận kiến thức. Hãy nỗ lực học nhiều nhất có thể mỗi ngày và hãy ghi lại những điều bạn đã học được vào nhật kí. Đây là một thói quen tốt nên được xây dựng từ sớm và duy trì cho tới khi bạn 30, 40, 50,… tuổi. Cho đến khi nào mà động lực học tập không mất đi trong bạn thì khi đó cách bạn nhìn nhận về thế giới xung quanh sẽ còn thay đổi và điều đó rất có lợi cho sự phát triển của bạn dù là ở độ tuổi nào đi nữa.
Bạn đừng nghĩ rằng gia đình và bạn bè phải là những người luôn thấu hiểu mình cho dù mình chẳng nói ra. Nếu bạn quan tâm đến ai đó thì hãy thể hiện bằng lời nói và hành động cho người đó biết. Một nghiên cứu của trường đại học Harvard đã chỉ ra rằng các mối quan hệ chính là chìa khóa của hạnh phúc và sự trường thọ đối với con người, vì thế hãy có ý thức xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh càng sớm càng tốt.
Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng với mỗi người. Thường thì chúng ta cho rằng thành công đi kèm với quyền lực, danh vọng, tiền tài nhưng thành công không chỉ giới hạn trong ba khái niệm hạn hẹp kể trên. Thành công có nghĩa là đạt được sự bình yên trong tâm hồn hoặc được sống trong một môi trường nơi mà bạn có thể phát huy hết những tiềm năng của bản thân.
Bạn cần phải định nghĩa được thành công đối với mình là gì. Trả lời được câu hỏi này bạn sẽ có kim chỉ nam trong mọi quyết định trong cuộc sống.
Nhiều người thường tự an ủi bản thân rằng "Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi" nhưng sẽ chẳng có chuyện gì trở nên tốt đẹp hơn nếu như bạn không thực sự làm gì đó để cải thiện tình hình. Nếu bạn đang sống một cuộc sống tuyệt vời thì xin chúc mừng bạn, hãy cứ tiếp tục bám trụ và phát triển ở đó. Ngược lại nếu như bạn không hài lòng với cuộc sống hiện tại thì hãy mạnh dạn thay đổi hướng đi. Bạn là người thuyền trưởng trên chuyến tàu của cuộc đời mình, vậy nên đừng chờ đợi ai bảo bạn làm điều này điều kia.
(Ảnh minh họa: gigsalad)
Đây là câu hỏi cực kì thông minh để biết được liệu bạn có gìn giữ được những giá trị cốt lõi của bản thân mình hay không. Thường thì khi còn nhỏ, chúng ta chẳng sợ mơ ước thật cao, thật xa, thật bay bổng. Chúng ta chẳng quan tâm nếu như người khác cho rằng đó hoàn toàn là những điều viển vông, phi lí. Vậy còn giờ thì sao? Liệu bạn đã từ bỏ những giấc mơ đó hay chưa?
Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này sẽ chỉ ra cho bạn con đường mà bạn nên theo đuổi. Ví dụ nếu bạn trả lời là "Tôi sẽ là một tiểu thuyết gia" hoặc "Tôi sẽ trở thành một doanh nhân trẻ khởi nghiệp thành công" thì bạn biết mình phải làm gì từ bây giờ rồi đấy.
Ngoài ra bạn cũng có thể hỏi mình thêm những câu hỏi khác có liên quan như: Liệu hôm nay mình đã nỗ lực hết sức để đạt được khát vọng trong 10 năm tới hay chưa?
Nếu như bạn không thể trả lời được cụ thể câu hỏi nêu trên rằng ai, cái gì đang cản trở bạn làm những điều mình muốn làm thì có thể vật cản ở đây chỉ là tâm lí sợ thất bại của chính bạn mà thôi. Đôi khi nó có thể là những điều cụ thể hơn, ví dụ như vì bạn không biết viết thư giới thiệu xin việc như thế nào cho tốt nên vẫn loay hoay chưa ứng tuyển vào vị trí mà mình mong muốn trong khi sắp hết hạn nộp hồ sơ chẳng hạn. Dù điều đó là gì đi nữa thì việc gọi tên được vấn đề cũng giúp bạn tiến gần hơn một bước tới việc giải quyết nó.
Cổ học 15:41 | 09/05/2019
Cổ học 16:29 | 25/04/2019
Cổ học 10:30 | 17/04/2019
Cổ học 09:54 | 17/04/2019
Cổ học 09:27 | 17/04/2019
Cổ học 08:31 | 05/04/2019
Cổ học 14:19 | 27/03/2019
Cổ học 14:14 | 27/03/2019