Cuộc đua giữa Tôn Hoa Sen và Thép Nam Kim trở nên nóng hơn

Việc tăng trưởng ổn định trong doanh số bán trong nước của Nam Kim năm 2019 phần nào đến từ việc Hoa Sen giảm tăng trưởng sản lượng.
Cuộc đua giữa Tôn Hoa Sen và Thép Nam Kim trở nên nóng hơn - Ảnh 1.

(Ảnh: TGOL).

Theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Thép Nam Kim là một trong những nhà sản xuất tôn lạnh đầu ngành sở hữu công suất lớn và là một trong số ít các công ty tự cung cấp thép cán nguội (CRC). Tổng công suất của Nam Kim đạt trên một triệu tấn tôn mạ/ năm và hơn 200.000 tấn thép ống/năm, tương đương với lần lượt khoảng 16% và 6% nhu cầu của thị trường.

Tự chủ nguồn nguyên liệu CRC đồng nghĩa với việc NKG có thể giữ lại lợi nhuận dày hơn trong mùa cao điểm tiệu thụ và ít phụ thuộc vào thị các xưởng gia công.

Cuộc đua giữa Tôn Hoa Sen và Thép Nam Kim trở nên nóng hơn - Ảnh 2.

Số liệu thống kê của VDSC cho thấy, trong 11T/2019, thị phần tôn mạ của Hoa Sen và Nam Kim lần lượt là 30% và 16%.

Đánh giá về sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thép trong nước, cụ thể là Thép Nam Kim và Tôn Hoa Sen, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng tăng trưởng ổn định trong doanh số bán trong nước của Nam Kim năm 2019, phần nào đến từ việc Hoa Sen giảm tăng trưởng sản lượng, nhằm duy trì khả năng sinh lời thông qua giảm chi phí và nợ, cũng như tái cơ cấu hệ thống bán lẻ.

Còn đối với Tôn Hoa Sen, VDSC nhận định trong số các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, chỉ có Hoa Sen sở hữu mạng lưới bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng. Lợi thế này cho phép Hoa Sen giữ vững biên gộp trong khi diễn biến giá thép cán nóng (HRC) biến động, đây là đặc điểm quan trọng để dự phóng tốc độ phục hồi lợi nhuận của Hoa Sen so với các doanh nghiệp khác trong ngành. 

Ngoài ra, Hoa Sen cũng đang nỗ lực hạn chế các hoạt động đầu cơ để giảm nợ ngắn hạn và chi phí lãi vay.

Cuộc đua giữa Tôn Hoa Sen và Thép Nam Kim trở nên nóng hơn - Ảnh 3.

Thép Nam Kim duy trì doanh số bán hàng trong nước. Năm 2019, tổng doanh thu nội địa là hơn 8.745 tỉ đồng, tăng hơn 9,8% so với năm 2018.

Tuy nhiên, khi kết quả kinh doanh cốt lõi của Hoa Sen đang cải thiện, VCSC kì vọng mức độ cạnh tranh cho thị phần trong nước sẽ dần trở nên nóng hơn trong năm 2020.

Cuộc đua giữa Tôn Hoa Sen và Thép Nam Kim trở nên nóng hơn - Ảnh 4.

Diễn biến này cùng với kì vọng về sự chững lại trong nhu cầu vật liệu xây dựng của cả thị trường trong nước và xuất khẩu do dịch virus corona bùng phát sẽ tạo ra các thách thức cho quá trình phục hồi kinh doanh của Nam Kim trong năm 2020.

VCSC giả định thời gian đỉnh điểm của dịch corona sẽ dần rõ nét vào cuối quý I/2020, và hoạt động kinh doanh của Nam Kim sẽ dần trở lại mức thông thường từ quý II/2020. 

VCSC dự báo tổng sản lượng bán tấm tôn mạ và ống thép của Nam Kim trong năm 2020 ở mức 659.000 tấn. Doanh thu thuần của Nam Kim được VCSC dự báo ở mức hơn 12.000 tỉ đồng, giảm nhẹ 2% so với năm 2019.

Còn đối với Hoa Sen, VCSC dự báo tổng sản lượng tôn mạ bán trong năm 2020 ở mức 1,1 triệu tấn (đi ngang so với năm 2019). Đồng thời, doanh thu thuần của Hoa Sen được dự báo ở mức hơn 28.600 tỉ đồng, tăng 2% so với năm 2019.


chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.