Cuộc đua ngầm tốn 'tiền tấn' của giới tỷ phú đưa người du lịch vũ trụ

Dù tốn kém và nhiều thử thách song cuộc đua đưa người đi du lịch vũ trụ vẫn được các tỷ phú thế giới quyết tâm dốc tiền.

Hơn 2,5 năm sau vụ tai nạn khiến tàu SpaceShip Two bị nổ trong chuyến bay thử nghiệm ở bang California, tỷ phú Richard Branson đang sẵn sàng để hồi sinh các chuyến bay thử nghiệm du lịch vũ trụ và đặt mục tiêu đưa khách vào không gian giữa năm tới.

Branson cho hay, sau khi hoàn thành các chuyến bay, các cuộc thử nghiệm diễn ra 3 tuần 1 lần. Các chuyến bay thử nghiệm vào vũ trụ sẽ được thực hiện vào tháng 11, tháng 12 năm nay để thực hiện mục tiêu thương mại hóa các chuyến bay du lịch không gian từ năm 2018.

cuoc dua ngam ton tien tan cua gioi ty phu dua nguoi du lich vu tru

Đây được xem là thông tin mới nhất và chi tiết về kế hoạch đưa người đi du lịch vũ trụ của tỷ phú Richard Branson sau sự việc SpaceShip Two bị nổ hồi năm 2014. Sự việc khiến phi công Michael Alsbury thiệt mạng.

Sự việc đáng tiếc này xảy ra chỉ vài tháng trước khi chuyến bay thương mại bằng tàu vũ trụ đưa người vào không gian diễn ra. Dù vậy, theo tỷ phú Rirchard Branson, nhu cầu của khách du lịch vũ trụ vẫn rất lớn.

Branson cho hay: "Chúng ta sẽ không bao giờ sản xuất đủ tàu vũ trụ cho nhu cầu của khách".

Nhiều tỷ phú cùng chung cuộc đua

Bloomberg cho rằng, Branson là người tiên phong trong cuộc chạy đua đưa khách du lịch vũ trụ sau khi thành lập Virgin Galatic năm 2004. Kể từ đó, các đối thủ của ông cũng tham gia cuộc chạy đua này như Blue Origin LLC của Jeff Bezos và Space Explorer của Elon Musk đã tập trung vào chế tạo và phóng các tên lửa có thể tái sử dụng sau mỗi lần phóng tàu vũ trụ để cắt giảm chi phí dịch vụ du lịch.

Mới đây, Space X của Elon Musk đã phóng thành công tên lửa Falcon 9 thứ 10 trong năm 2017. Động thái này chỉ diễn ra sau khi hãng này phóng 11 vệ tinh viễn thông sử dụng 2 tên lửa vào không gian. Đây là loại tên lửa đẩy đầu tiên có thể tái sử dụng cho các lần sau.

Công ty của Elon Musk đã có hợp đồng với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ trị giá 4,2 tỷ USD để đưa phi hành gia và hàng hóa tới Trạm vũ trụ Quốc tế.

Trong khi đó, tàu tầm thấp New Shepard của Blue Orgin đã bay vào quỹ đạo 5 lần kể từ tháng 11/2015. Tuy nhiên, tầm bay thấp mới chỉ đủ cho hành khách cảm nhận trọng lực giảm chứ chưa đủ độ cao để bay quanh Trái đất.

Tỷ phú Branson cho rằng, các hệ thống phóng tên lửa có vai trò khác nhau đặc biệt là triển khai các vệ tinh được xem là cơ sở cho kinh doanh du lịch vũ trụ trong tương lai. Hiện nay Virgin Orbit - chi nhánh của Virgin Galatic đang phát triển một loại tên lửa có thể phóng ngay trong không trung mang theo các vệ tinh nhỏ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.