Cuộc gặp gỡ 'định mệnh' của người mẹ với những người được con trai mình hiến tạng

Bà Ngần mất đi 1 đứa con, con trai bà đã hiến tạng và bà nhận về 5 đứa con được con bà cứu sống, các anh chị đều yêu thương mẹ, đoàn kết và gắn bó.

Ngày này 1 năm trước khi chúng tôi gặp bà Cấn Thị Ngần (thôn Độ Lộc, xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) tại bệnh viện 103 (Hà Nội), bà đang đứng trước rất nhiều đắn đo khi phải lựa chọn có đồng ý hiến tạng của con trai Trịnh Đình Vàng (SN 1984) bị chết não sau tai nạn giao thông hay không? Lúc này, bà Ngần khóc rất nhiều.

Và 1 năm sau, chúng tôi có dịp gặp lại bà Ngần trong căn nhà mới được sơn sửa ở quê nhà. Lúc này bà cũng khóc. Nhưng không còn là giọt nước mắt của nỗi đau tới tột cùng mà người mẹ phải chứng kiến con trai mình chỉ đang duy trì sự sống bằng ống thở. Giờ đây là giọt nước mắt xen lẫn niềm vui và nỗi buồn, nỗi nhớ con.

Bà vui vì trong ngày giỗ đầu của con trai, 5/6 người được nhận những phần cơ thể của con trai bà: 1 người nhận tim, 2 người nhận giác mạc, 2 người nhận quả thận (người nhận gan đã mất sau anh Vàng vài ba ngày vì sức khỏe đã quá yếu – PV), họ cũng tề tựu đông đủ trong ngôi nhà bà đã có những tháng ngày sống vui vẻ cùng anh Vàng, để thắp cho anh nén nhang.

Và bà cảm giác như mình đang được gặp lại chính con trai Trịnh Đình Vàng của bà. Chúng tôi thấy bà vui và hạnh phúc rất nhiều.

cuoc gap go dinh menh cua nguoi me voi nhung nguoi duoc con trai minh hien tang
Bà Ngần thắp nén nhang cho người con đã mất

Khi được hỏi về mong mỏi lớn nhất của mình, bà Ngần bảo, đó là được nhìn thấy 5 người đã nhận phần tạng của con trai mình luôn khỏe mạnh. Bản thân bà cũng không cần sự đền đáp hay biết ơn từ bất kỳ ai.

Cũng sau 1 năm ấy, những lời dị nghị của hàng xóm về việc bà vì “tham” nên “bán tạng” con cũng đã dần biến mất vì họ hiểu, quyết định hiến tạng con cho y học của bà Ngần mang ý nghĩa nhân văn. Phải đấu tranh rất nhiều bà mới đưa ra được quyết định ấy.

Trong buổi đoàn viên này, bà Nguyễn Thị Lợi (62 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) đi cùng con trai Nguyễn Xuân Hưng (người nhận một bên giác mạc của anh Vàng) cũng không giấu được xúc động khi chúng tôi hỏi về câu chuyện đã xảy ra 1 năm trước.

“Là một người mẹ, tôi hiểu cảm giác mất đi đứa con, đó là cảm giác đau đớn tới tột cùng. Năm 26 tuổi mắt Hưng tự nhiên mờ đi. Khi gia đình đưa con đi khám thì nhận được tin dữ, bác sĩ chẩn đoán con sẽ bị mù cả hai mắt do bệnh giác mạc chop. Lúc ấy tôi đã khóc nức nở, khóc như một người điên.

Vì vậy, tôi thấu hiểu cảm giác bà Ngần đã phải trải qua. Đặt tôi vào trường hợp của bà Ngần, chưa chắc tôi có đủ mạnh mẽ để đồng ý hiến tạng của con. Tấm lòng của bà Ngần rất đáng quý, gia đình tôi sẽ không quên ơn nghĩa sâu nặng này”, bà Lợi tâm sự.

Và sau tiếng thở dài, bà Lợi bảo rằng, gia đình bà đã tưởng cuộc sống của Hưng sẽ phải gắn với bóng tối. Nhưng Hưng may mắn nhận được giác mạc của anh Vàng nên đã bước sang trang mới. Hiện nay, mắt anh Hưng đã nhìn thấy bình thường, có thể đi lại để giúp đỡ những việc nhẹ trong gia đình.

cuoc gap go dinh menh cua nguoi me voi nhung nguoi duoc con trai minh hien tang
Bà Ngần ben những người đã nhận tạng từ con trai mình

Cũng nhận được một bên giác mạc từ anh Vàng nhưng bà Nguyễn Thị Thụy (51 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội) lại mang trong mình những nỗi niềm khác. Bà Thụy cho hay, cách đây 8 năm, bà bị đau mắt đỏ nhưng do không kiêng cữ và chăm sóc tốt nên bị biến chứng, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến hỏng mắt. Trước khi nhận được giác mạc hiến, hàng ngày bà Thụy phải vật lộn với những cơn đau nhức ở mắt.

“Hôm nay, 5 anh em cùng gặp mặt dù không chung một dòng máu nhưng thấy thân thiết như một nhà”, bà Thụy nói.

Từng gắn bó với chiếc máy chạy thận từ năm 2008 khi bị suy thận cấp độ 4, chị Trần Thị Hậu (48 tuổi, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) đã tìm lại được những tháng ngày “tự do” khi có thể đi chơi ở nhiều nơi mà chỉ phải mang theo ít thuốc. Bởi lẽ, 1 năm trước đây chị nhận được 1 bên thận từ anh Vàng, ca ghép thành công và chị cũng có thêm một gia đình mới với người mẹ là bà Ngần.

cuoc gap go dinh menh cua nguoi me voi nhung nguoi duoc con trai minh hien tang
Ngay từ lần gặp đầu tiên chị Hậu đã có cảm giác rất thân thiết với bà Ngần

Chia sẻ về lần đầu tiên gặp bà Ngần, chị Hậu nói: “Cảm giác lúc đó rất khó tả, nửa vui nửa buồn. Không hiểu tại sao nước mắt cứ chảy ra, tôi chạy tới ôm và gọi mẹ. Tôi không thể lý giải được cảm xúc lúc đó. Cho tới ngày hôm nay quay về tổ chức giỗ cho em, cảm giác đó vẫn còn y nguyên”.

Cảm phục trước tấm lòng của bà Ngần, chị Hậu cũng đã đăng ký hiến xác sau khi qua đời.

“Các phần tạng trong cơ thể tôi có lẽ không thể sử dụng được nữa nên tôi đăng kí hiến xác. Nhưng nếu cơ thể tôi còn bộ phận nào khỏe mạnh, tôi mong y học có thể sử dụng để cứu sống người khác. Mong mỏi của tôi là khi qua đời sẽ đóng góp một phần nhỏ cho xã hội”, chị Hậu bộc bạch.

Còn anh Vũ Xuân Cường (51 tuổi, Khoái Châu, Hưng Yên) người nhận được một quả thận từ anh Vàng cũng không giấu được cảm xúc khi cả 5 anh em cùng về thắp nhang, ăn bữa cơm gia đình với bà Ngần.

“Mẹ có tấm lòng cao cả cứu người. Mong mỏi của tôi là mẹ sẽ sống lâu cùng con cháu”, anh Cường nói.

Là người con thứ 5, nhưng cũng là người con đặc biệt nhất, anh Nguyễn Nam Tiến (38 tuổi, Tuyên Hóa, Quảng Bình) mang trong mình trái tim của anh Vàng. Với anh Tiến, bà Ngần không chỉ có ơn cứu mạng mà còn là một người mẹ đáng kính.

Anh Tiến mắc phải bệnh lý cơ tim thể giãn và xốp suy độ 2. Thời điểm chưa được ghép tim, anh phải dùng máy phá rung tự động (máy hỗ trợ tim ngoài cơ thể), do tim có thể ngừng đập bất cứ lúc nào.

Dẫu biết rằng “cho đi là còn mãi” nhưng không phải ai cũng đủ can đảm để hiến những bộ phận của chính con mình đẻ ra. Bà Ngần mất đi 1 đứa con nhưng đã nhận về 5 đứa con, các anh chị đều yêu thương mẹ, đoàn kết và gắn bó.

cuoc gap go dinh menh cua nguoi me voi nhung nguoi duoc con trai minh hien tang Điều gì sẽ xảy ra với thân thể người hiến xác cho nghiên cứu khoa học?

Hiến tạng cho mục đích y khoa, đặc biệt là nghiên cứu giải phẫu, đã được thực hiện suốt 200 năm qua. Song, cới tiến ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.