Cuộc sống đầy bi kịch của các phi tần trong Tử Cấm Thành

Phía sau bức tường thành quyền quý của cấm cung là cuộc cạnh tranh khốc liệt của hàng trăm, hàng ngàn phi tần.

Cách phân định thứ bậc của các phi tần nơi hậu cung khốc liệt

Ở Trung Quốc cổ đại, thứ bậc của các phi tần được phân cấp lần lượt theo mức độ sủng ái của Hoàng đế. Họ có thể là một người vợ trên danh nghĩa được đối xử tử tế hay một kĩ nữ bị đối xử tệ bạc, theo Ancient Origins.

Các phi tần có thể cải thiện tình hình bằng cách sinh con nối dõi (mặc dù con trai của họ sẽ thua kém những đứa trẻ là con của chính thất) và tấn phong lên cấp bậc cao hơn nếu nhận được ân sủng. 

Cuộc đời Võ Huệ phi - sủng phi của Đường Minh Hoàng Long Cơ là một ví dụ điển hình. Với nhan sắc diễm lệ, bà đã vươn lên vị trí cao nhất mà một người vợ lẽ có thể đạt được. 

Sau khi Vương Hoàng hậu bị phế truất vào năm 724 và qua đời sau đó ít lâu, người hầu kẻ hạ sống trong cung điện đều đối xử với Võ Huệ phi như một Hoàng hậu, dù bà chưa bao giờ được phong. 

Tuy nhiên, rất nhiều phi tần không may mắn như vậy. Nếu họ không thể sinh con, cuộc sống nơi cung cấm càng trở nên khắc nghiệt.

Các Hoàng đế Trung Quốc giữ dàn phi tần của mình sau Tử Cấm Thành và đến thời nhà Thanh ước tính có khoảng 20.000 người.  Và để đảm bảo rằng họ không thể mang thai với bất kỳ ai ngoại trừ Hoàng đế, các hoạn quan (những người đàn ông bị thiến) được tuyển chọn để canh gác hậu cung, giữ vai trò liên lạc giữa vua và các cung phi…

Trong nhiều câu chuyện, các phi tần đã bị ép buộc tiến cung hoặc phải bán mình nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Việc các gia đình nghèo cho con gái tiến cung thường phục vụ mục đích kép là loại bỏ một miệng ăn cũng như mang lại cho con gái của họ một cuộc sống thoải mái với những đặc quyền mà người bình thường không thể chạm tới.

Cuộc sống đầy bi kịch, oan khuất của các phi tần sau Tử Cấm Thành

Dưới hệ thống phân cấp nội bộ cứng ngắc và khó lay chuyển ấy, những người đàn bà mang danh phận thứ thiếp sẽ quyết liệt bảo vệ địa vị của mình, thậm chí làm bất cứ điều gì để tiến thân. 

Ngọn lửa ghen tuông và những cuộc tranh đấu giữa các phi tần khiến cuộc sống thường nhật chốn hậu cung không mấy dễ chịu, thư nhàn. 

Con đường đến với long sàng vốn đã xa xôi càng gian nan gấp bội bởi số lượng đông đảo các phi tần, nữ mỏi mòn chờ đêm lâm hạnh.

Một khi đã nhập cung, không ai được phép liên lạc với thế giới bên ngoài, bao gồm cả gặp gỡ trực tiếp hay trao đổi qua thư từ. Đôi khi, lệnh cấm này đi xa đến mức không cho phép các thầy thuốc nhập cung thăm phi tần bị bệnh. Ngự y sẽ dựa vào lời mô tả về tình trạng sức khoẻ của nàng để kê đơn, theo dõi. 

Cuộc sống đầy bi kịch của các phi tần trong Tử Cấm Thành - Ảnh 1.

Ngọn lửa ghen tuông và những cuộc tranh đấu giữa các phi tần khiến cuộc sống thường nhật chốn hậu cung không mấy dễ chịu, thư nhàn. (Ảnh: Phim Diên Hi Công Lược).

Phi tần sẽ được xuất cung trong một số trường hợp hạn hữu. Chẳng hạn như khi họ trở thành một món quà, được hoàng đế gả cho các nước láng giềng để giữ gìn mối hòa hiếu. Tuy nhiên có thể thấy rằng, việc này chẳng khác gì di chuyển từ một nhà tù này sang một nhà tù khác.

Một số cung phi được phép trở về với gia đình với khoản "lương hưu" tương xứng sau nhiều năm phục vụ. Thời gian phục vụ tối thiểu được Hoàng đế Chu Nguyên Chương ấn định là 5 năm vào năm 1389. Những người này được tự do theo đuổi một cuộc sống bình thường, bao gồm cả việc tổ chức cưới xin, lập gia đình. Trong khi đó, nhiều cung phi lớn tuổi đã chọn tiếp tục ở lại Hoàng cung và làm việc như một nữ tì.

Một trong những điểm kém quyến rũ nhất ở các phi tần là việc họ bị coi như "tài sản" cá nhân của người cai trị. Hoàng đế có quyền quyết định mọi thứ tùy ý mình, bao gồm cả việc đưa các phi tần sang thế giới bên kia cùng ông ta. 

Trong nhiều ngôi mộ cổ thuộc dòng dõi quyền quý, người ta tìm thấy hài cốt của vài người phụ nữ có độ tuổi tương đương hoặc ít hơn được chôn gần một người đàn ông. 

Nếu bị chọn để chôn theo hoàng đế, các phi tần hoặc buộc phải tự sát hoặc bị các hoạn quan xử tử, thường là dùng khăn lụa treo cổ hoặc uống thuốc độc.

Phi tần cuối cùng của Trung Quốc

Là hoàng phi cuối cùng của Trung Quốc, Ngọc Cầm bị đưa vào cung từ năm 15 tuổi. Chuyện xảy ra vào năm 1943, khi hoàng hậu Uyển Dung bị hủy hoại bởi thuốc phiện, phi tần đầu tiên của vua Phổ Nghi đã li dị ông và một phi tần khác đột ngột qua đời vì  do bí ẩn. 

Những người giám sát hoàng đế đã quyết định rằng Phổ Nghi cần một người phối ngẫu mới và ông được chọn phi tần từ những bức ảnh của các nữ sinh địa phương. 

Sau đó Ngọc Cầm nhận được tin Hoàng đế hạ lệnh đưa bà đến cung học và học. Cô gái trẻ nghe theo và không nhận ra điều gì đang chờ đợi mình. "Vì nghĩ rằng tôi chỉ đến đó để học, tôi thậm chí còn đem theo cặp sách. Tôi rất ngây thơ, vẫn nghĩ rằng mình có thể chạy trốn nếu không thích. Thực tế thật sự là không thể trốn thoát", Ngọc Cầm nói.

Bà vẫn tỏ ra rộng lượng khi nhận xét về người chồng cũ: "Phổ Nghi có nhiều khía cạnh, anh ấy rụt rè, đa nghi, dễ cáu kỉnh… nhưng là một con người, anh ấy cũng phải chịu nhiều đau đớn và khổ sở nặng nề hơn so với những người bình thường". 

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.