Cuộc sống như nô lệ của trẻ em Ghana

Lạm dụng lao động trẻ em là một trong những vấn đề nhức nhối của Ghana, với tỷ lệ 20% trẻ phải sớm bỏ học đi làm hoặc bị cha mẹ bán cho các chủ tàu đánh cá. 
cuoc song nhu no le cua tre em ghana
Gia đình của Joe, 10 tuổi, và Kwame, 12 tuổi, sống tại làng chài Senya, miền trung Ghana. Vì khó khăn, gia đình đã bán hai anh em cho một ngư dân ở làng Yeji gần đó. Suốt hai năm làm việc trên tàu cá, cuộc sống của các em gắn liền với cảnh bị hành hạ, bỏ rơi và đói khát. "Ông chủ của chúng cháu không phải là người tốt. Ông ấy thỉnh thoảng lại dùng mái chèo đánh chúng cháu. Hai anh em chỉ được ăn một lần trong ngày", Jone nói. Không thể chịu đựng thêm,Joe và Kwame đành trở về nhà và may mắn được một gia đình khác trong làng nhận nuôi.
cuoc song nhu no le cua tre em ghana
Trong ngôi làng của Joe và Kwame, đa phần trẻ em đều phải làm việc trên tàu cá. Người mẹ Victoria Appah (trái) đã bán con gái Charity (phải) và những đứa con khác cho một nhà buôn người ở làng Yeji. Nhưng bà không ngờ con mình lại bị đối xử dã man. "Khi trở về ,người chúng đầy vết bọ cạp chích và rắn cắn. Chúng bị bỏ đói và đều ghét bỏ tôi vì đã bán chúng đi. Chúng ghét người những người chị em khác mà tôi giữ lại và cho đến trường. Điều đó khiến gia đình tôi tan nát", bà nói.
cuoc song nhu no le cua tre em ghana
Sáng sớm ở một làng chài nghèo khác của Ghana có tên Nyanyano, các hoạt động mua bán cá đã diễn ra tấp nập. Tại đây, cái nghèo cũng buộc nhiều gia đình cho con cái làm việc trên các tàu đánh cá. Nhiều trẻ bị bỏ đối lâu ngày thành suy dinh dưỡng nặng, chỉ còn da bọc xương và thậm chí phải vào viện cấp cứu.
cuoc song nhu no le cua tre em ghana
Kobina Amoasi (trái) nghỉ học từ năm 14 tuổi và tới nay đã có 6 năm nghề đánh cá. "Tôi không thích làm ngư dân vì nghề này rất nguy hiểm. Tôi muốn trở thành người thợ may nhưng rốt cuộc vẫn phải đi đánh cá, vì cũng không còn lựa chọn nào khác", anh nói.
cuoc song nhu no le cua tre em ghana
Bà Efuwa (phải), 65 tuổi đang ở cùng người mẹ 85 tuổi, bà Ekuwa (trái). Efuwa có đến 8 đứa con. Bà tin rằng nạn bóc lột trẻ em làm giảm vai trò của phụ nữ trong cộng đồng. "Những người phụ nữ ở đây không có quyền quyết định tương lai của con cái mình", bà cho biết.
cuoc song nhu no le cua tre em ghana
Ở làng Nyanyano, đa phần trẻ em đều làm việc để phụ giúp gia đình. Giáo dục bậc tiểu học là miễn phí và bắt buộc ở Ghana nhưng trên thực tế, nhà trường thường có các khoản phụ thu về sách vở và dụng cụ. Nhiều gia đình không đủ khả năng gửi con đến trường.
cuoc song nhu no le cua tre em ghana
Ngư dân Qunachi Seth, 54 tuổi, hiện có khoảng 20 đứa trẻ làm việc trên tàu. Ông trả cho chúng 15 Ghanaian cedis (khoảng 3 USD) cho mỗi mẻ cả đầy và không trả một đồng nào nếu không bắt được đủ số cá yêu cầu. Ông cho rằng thà cho con mình làm việc và dạy chúng đánh cá, còn hơn cho chúng đến trường học rồi lại không có việc làm. Tôi biết nghề này nguy hiểm nhưng tôi tin mình được Chúa phù hộ", ông nói.
cuoc song nhu no le cua tre em ghana
Tình trạng đông dân cư và lạm dụng đánh bắt cá khiến công việc này không còn đem lại nhiều lợi nhuận. Tuy vậy, người dân chài vẫn ra biển vì không còn lựa chọn nào khác. Những đứa trẻ cũng vậy.
cuoc song nhu no le cua tre em ghana
Hàng năm, nhiều trẻ em chết khi đang ra khơi đánh cá nhưng các gia đình chỉ được chủ tàu bồi thường bằng khoản tiền tổ chức tang lễ cho con. Đánh cá là nghề duy nhất kiếm ra tiền và người dân ở đây buộc phải chấp nhận sự không công bằng này và tiếp tục gửi con đến làm việc trên tàu. Bóc lột lao động trẻ em là một phần của ngành công nghiệp đánh cá ở Ghana.

Diệu Hà

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.