Cựu cán bộ BQL các dự án đường sắt lĩnh án

Sau 3 ngày xét xử và nghị án, hôm nay 9/11, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết đối với các bị cáo nguyên là cán bộ ban quản lý (BQL) các dự án đường sắt (RPMU) bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo Điều 281-BLHS.
cuu can bo bql cac du an duong sat linh an Cựu cán bộ BQL các dự án đường sắt tái hầu tòa

Ngày 7/11, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Nam Thái (SN 1977, trú phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) - cựu Trưởng phòng Dự án 3, BQL Các dự án đường sắt (viết tắt là RPMU) với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và các bị cáo Trần Văn Lục (SN 1958, trú tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) - nguyên Giám đốc RPMU; Trần Quốc Đông (SN 1964, trú tại phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) - nguyên Giám đốc RPMU, nguyên Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Nguyễn Văn Hiếu (SN 1962, trú tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) - nguyên Giám đốc RPMU cùng có kháng cáo cho rằng không phạm tội.

Đối với bị cáo Phạm Hải Bằng (SN 1969, trú tại phường Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) và Phạm Quang Duy (SN 1975, ở phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) – đều là cựu Phó giám đốc RPMU không có kháng cáo và cũng không bị kháng nghị. Tuy nhiên, cả 2 bị cáo này cùng được trích xuất ra phiên tòa phúc thẩm để làm rõ các tình tiết của vụ án.

cuu can bo bql cac du an duong sat linh an
Các bị cáo nghe tòa phúc thẩm tuyên án.

Sau 2 ngày nghị án, hôm nay (9/11), HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội khẳng định, bị cáo Phạm Hải Bằng cùng các bị cáo liên quan là những người có chức vụ, quyền hạn và được Nhà nước giao giám sát thực hiện dự án, đại diện tư vấn, kỹ thuật, tổ chức đấu thầu Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi, giai đoạn 1) đã có hành vi gợi ý, nêu khó khăn và yêu cầu các nhà thầu phải chi 11 tỷ đồng.

Chỉ vì lợi ích cá nhân, các bị cáo đã khéo léo lợi dụng hoạt động của tập thể để nhận tiền của các nhà thầu trái quy định pháp luật. Quá trình chi dùng khoản tiền đó, các bị cáo để ngoài sổ sách, không minh bạch, trái với Luật Kế toán.

Việc làm của Phạm Hải Bằng cùng các bị cáo liên quan nhằm vụ lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm. Hành vi của các bị cáo đã xâm hại hoạt động đúng đắn, bình thường trong quan hệ sở hữu tài chính của cơ quan, tổ chức và Nhà nước. Đồng thời, làm tiến độ dự án bị chậm, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội cũng như quan hệ hợp tác của quốc gia trong việc sử dụng vốn ODA.

Hành vi của các bị cáo vừa trực tiếp, vừa gián tiếp gây ra dư luận xấu, đồng thời gây tổn hại tới uy tín của đất nước khi triển khai, sử dụng vốn ODA.

Quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn sơ thẩm, TAND TP Hà Nội chưa đánh giá và áp dụng hết các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với Nguyễn Nam Thái và Trần Quốc Đông. Trong khi ấy, Trần Văn Lục, Nguyễn Văn Hiếu đã được xem xét hết, đồng thời áp dụng dưới khung hình phạt là có căn cứ và phù hợp.

Theo HĐXX cấp phúc thẩm, Nguyễn Nam Thái vốn là điều phối viên của RPMU và được Phạm Hải Bằng giao làm chủ Dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1, Yên Viên - Ngọc Hồi, giai đoạn 1). Quá trình thực hiện dự án, Thái trực tiếp nhận tổng cộng 3,4 tỷ đồng từ Bằng để sử dụng.

Còn đối với bị cáo Trần Quốc Đông, quá trình điều tra cũng như ở cả 2 cấp tòa đều thành khẩn khai nhận hành vi của mình. Bị cáo đã nộp lại 30 triệu đồng hưởng lợi bất chính và tiếp tục bồi thường, khắc phục hậu quả 220 triệu đồng.

Bị cáo Trần Văn Lục và Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, việc truy tố và kết tội bị cáo ở bản án sơ thẩm là không đúng, không có cơ sở. Tuy nhiên, căn cứ vào các lời khai tại cơ quan điều tra cùng các chứng cứ liên quan, có đủ cơ sở xác định bị cáo Lục và Hiếu biết rõ Bằng nhận tiền của các nhà thầu thi công dự án để chi dùng vào các hoạt động chung của cơ quan là trái luật, không những không ngăn cản mà còn nhận tiền để chi tiêu cá nhân trong dịp Tết.

Do đó, việc truy tố, xét xử và kết án các bị cáo là đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Từ đó, HĐXX cấp phúc thẩm đã quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Nam Thái 9 năm tù (giảm 2 năm tù), bị cáo Trần Quốc Đông 7 năm tù (giảm 6 tháng tù)

Đối với hai bị cáo Trần Văn Lục và Nguyễn Văn Hiếu, do không có căn cứ để chấp nhận nên HĐXX phúc thẩm quyết định bác toàn bộ nội dung kháng cáo. Giữ nguyên bản án 5 năm 6 tháng tù với bị cáo Trần Văn Lục và 7 năm 6 tháng tù với bị cáo Hiếu.

Ngoài ra, với kháng cáo phản bác lại việc kê biên toàn bộ tài sản là nhà đất của vợ Phạm Hải Bằng cấp tòa phúc thẩm quyết định chỉ kê biên 1/3 nhà đất của vợ chồng Bằng, thay vì kê biên toàn bộ như cấp sơ thẩm áp dụng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.