Cựu CEO Lý Xuân Hải: Bén duyên ngành tơ lụa với Bảo Lộc Silk

Chia tay với ngành tài chính - ngân hàng đã gắn bó nhiều năm, cựu CEO Lý Xuân Hải đang bắt đầu một khởi đầu mới với ngành tơ lụa. Ông hiện là chủ tịch HĐQT của Công ty cổ phần Tơ Lụa Bảo Lộc - Lâm Đồng.
cuu ceo ly xuan hai ben duyen nganh to lua voi bao loc silk

Công ty Cổ phần Tơ lụa Bảo Lộc - Bảo Lộc Silk

Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, hiện ông Lý Xuân Hải, cựu CEO Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), đang giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị tại Công ty Cổ phần Tơ lụa Bảo Lộc - Bảo Lộc Silk. Ông đã đầu tư vào công ty này khá lâu trước đó nhưng tới tháng 6 vừa qua mới chính thức tham gia vào hoạt động quản trị.

cuu ceo ly xuan hai ben duyen nganh to lua voi bao loc silk

Ông Lý Xuân Hải.

Đây có thể xem là một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với vị CEO này bởi hiện dù đã mãn hạn tù nhưng ông Lý Xuân Hải vẫn bị cấm đảm nhiệm các chức vụ liên quan đến ngân hàng trong vòng 5 năm.

Được thành lập từ năm 2007, Bảo Lộc Silk có vốn điều lệ ban đầu là 4,5 tỷ đồng với các cổ đông góp vốn chính gồm Công ty Cổ phần Tơ Tằm Á Châu (chiếm 46,42% vốn); Công ty Dây Tằm tơ Việt Nam (8,18%); Bà Bùi Kim Dung (19,62%) và ông Trần Đức Phú (25,58%).

Vùng đất Bảo Lộc của Lâm Đồng từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng dâu, chăn tằm và dệt lụa. Cao nguyên Bảo Lộc với khí hậu mát mẻ quanh năm, độ ẩm cao rất thích hợp cho việc phát triển nghề trồng dâu, chăn tằm. Thành phố Bảo Lộc đã được thừa nhận là thủ phủ của ngành dâu tằm tơ Việt Nam.

Sau khi ông chính thức được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT, tháng 7 vừa qua, HĐQT của Bảo Lôc Silk đã thông qua việc tăng vốn điều lệ lên 9,95 tỷ đồng qua phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá là 10.000 đồng/cp.

cuu ceo ly xuan hai ben duyen nganh to lua voi bao loc silk

Cơ cấu quản trị của Bảo Lộc Silk (Nguồn: baolocsilk.com.vn)

Theo cho biết từ doanh nhân này, Công ty chủ yếu gia công cho thị trường Nhật, thị trường nội địa rất nhỏ. Trong vài tháng gần đây mới bắt đầu nghĩ đến thâm nhập sâu hơn thị trường nội địa và công ty đang lên kế hoạch mở chi nhánh tại TP HCM.

Trao đổi với báo Lao động, ông Đặng Vĩnh Thọ - Chủ tịch Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tổng Công ty Dâu tằm tơ Việt Nam Tại Lâm Đồng cho biết sản phẩm dệt may từ tơ lụa của Bảo Lộc chiếm 75% năng lực ươm tơ, 70% năng lực se tơ dệt lụa của cả nước. Công nghiệp ươm tơ dệt lụa đã tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, xuất khẩu ra các nước như Nhật Bản, EU, Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan…

Ông cũng nhấn mạnh vấn đề lớn nhất của tơ lụa Việt Nam không phải là về chất lượng mà chủ yếu là do trứng giống tằm phải nhập khẩu đến 90% từ Trung Quốc và phần lớn bằng đường tiểu ngạch khó đảm bảo chất lượng.

Trong thời gian qua, ngành tơ lụa được nhắc đến nhiều qua vụ Khaisilk "lừa dối" khách hàng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Sự việc này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh và thương hiệu hàng tơ lụa Việt Nam. Đây là một lời cảnh tỉnh không những cho người tiêu dùng mà còn đối với những người sản xuất, bán hàng trong ngành tơ lụa trong nước.

Đến nay, Bộ Công Thương đã quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm tại Tập đoàn Khaisilk sang Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội để tiếp tục xử lý.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về việc chấp hành pháp luật của công ty TNHH Thương mại Khải Đức sở hữu thương hiệu khăn lụa Khaisilk.

Ông Lý Xuân Hải tốt nghiệp bộ môn vật lý lý thuyết khoa Vật lý, trường Đại học Tổng hợp quốc gia Belarussia vào năm 1989. Năm 1993, ông bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Vật lý và Toán học. Từ năm 1993 đến 1995, ông làm việc tại Công ty Trimex - Moscow. Ông gắn bó với Ngân hàng ACB từ năm 1996.

Bước chân vào lĩnh vực tài chính ngân hàng, ông Hải từng được biết đến là một trong những CEO thành công và nổi tiếng nhất trong giới ngân hàng Việt Nam. Năm 2007 và 2010, ông nhận được danh hiệu "Lãnh đạo Ngân hàng xuất sắc nhất Việt Nam" khi còn làm việc tại ACB. Trong vụ án liên quan đến bầu Kiên tại ACB, ông Hải đã bị tuyên án 8 năm, hiện đã ra tù.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.