Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế chung sức đề nghị công nhận Hải Vân quan là di tích quốc gia

Sở VHTT TP Đà Nẵng cho biết đã ký biên bản ghi nhớ với Sở VHTT Thừa Thiên-Huế về việc làm chung hồ sơ trình Bộ VHTT&DL đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia với Hải Vân quan.

Được biết, kế hoạch chung sẽ phấn đấu hoàn thành việc công nhận di tích này vào giữa năm 2017.

Trước đây, Thừa Thiên-Huế đã từng một lần đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia với Hải Vân quan nhưng Bộ VHTT&DL yêu cầu cần lấy ý kiến của Đà Nẵng vì Hải Vân quan có địa giới hành chính liên quan đến cả hai tỉnh này.

Hải Vân quan (Ảnh phuot.vn)


Giám đốc Sở VHTT TP. Đà Nẵng, ông Huỳnh Văn Hùng cho biết, nếu Hải Vân quan được công nhận di tích cấp quốc gia, thì cả Đà Nẵng và Thừa Thiên-Huế sẽ cùng nhau phục hồi, tu bổ công trình có ý nghĩa lịch sử quan trọng này.

Trước mắt, ngành văn hóa hai địa phương đã đề nghị giao huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) và quận Liên Chiểu (TP. Đà Nẵng) bảo vệ di tích về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hướng dẫn du khách tham quan tại Hải Vân quan.

Đèo Hải Vân là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng. Đứng trên Hải Vân Quan có độ cao 500 m so với mực nước biển, có thể nhìn thấy toàn bộ TP Đà Nẵng uốn lượn dọc bờ biển, lại có thể trông về cù lao Chàm, cảng Tiên Sa...

Ngày nay, Hải Vân quan vẫn còn những cửa đèo và thành lũy đắp ngang xưa. Cửa trông về phủ Thừa Thiên có ba chữ: Hải Vân Quan. Cửa trông xuống Quảng Nam có dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" (theo sử sách còn ghi lại thì đây là những dòng chữ do vua Lê Thánh Tông đề tặng khi dừng chân ngắm cảnh nơi này). Cửa ải được xây từ đời Trần và được trùng tu vào triều Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 7 (1826).

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.