Nhếch nhác trên di tích cấp quốc gia Hải Vân Quan

Dù đã được công nhận là di tích cấp quốc gia nhưng Hải Vân quan, nơi được mệnh danh là “thiên hạ đệ nhất hùng quan” vẫn khiến cho nhiều du khách thất vọng bởi sự nhếch nhác do thiếu đầu tư và quan tâm một cách đúng mực từ chính quyền.

Chưa được quan tâm đúng mực

Di tích Hải Vân Quan nằm giáp ranh giữa thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Đây là một cụm di tích lịch sử về kiến trúc được xây từ thời Trần và được trùng tu dưới thời vua Minh Mạng vào năm 1826.

Sau một thời gian dài bị bỏ hoang, xuống cấp, tháng 5.2017, Hải Vân Quan đã được Bộ VH-TT&DL trao bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia và kiến trúc nghệ thuật nhằm bảo vệ, tôn tạo, trùng tu, phát huy những giá trị vốn có.

Tưởng rằng sau khi được công nhận là di tích cấp quốc gia, Hải Vân Quan sẽ được quan tâm một cách thực sự và sẽ trở thành một điểm du lịch đáng đến của du khách mỗi khi thăm đèo Hải Vân. Thế nhưng trái ngược lại với điều đó, nhiều du khách đến với Hải Vân tỏ ra thất vọng với di tích được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Bạn Hoàng Thị Hương, một du khách đến từ Hà Nội, cho biết: “ Đèo Hải Vân rất đẹp, phong cảnh hùng vĩ nhưng đối với Hải Vân Quan thì tôi lại không mấy ấn tượng. Đến đây mình chỉ thấy đây là một nơi hoang tàn, không có gì để có thể ngắm nhìn hay tham quan cả”.

Chung quan điểm, bạn Trần Văn Trọng chia sẻ: “Nếu nói đây là di tích cấp quốc gia thì có cảm giác không được xứng tầm cho lắm”.

Không được quản lý, nhiều du khách thản nhiên đu trèo lên di tích đang có nguy cơ xuống cấp trầm trọng.

Rác thải ngập tràn

Nằm trên cung đường đèo Hải Vân tuyệt đẹp, hàng ngày di tích trên có rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Tuy nhiên, môi trường xung quanh di tích Hải Vân Quan chưa được giữ gìn. Nhiều du khách đến đây đã “tiện tay” vứt rác bừa bãi mặc dù chính quyền đã cắm biển cấm và bỏ nhiều thùng rác mini.

Bên cạnh đó, nhiều hộ kinh doanh lập lều lán, quán hàng tạm bợ ngay phía dưới đỉnh đèo. Những quán hàng này không những vây kín đồn bốt thời chiến còn lại mà hoạt động kinh doanh làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường nơi đây khi hàng ngày nhiều rác thải của họ được tập kết, chất đống bao quanh di tích. Các loại rác thải chủ yếu là vỏ lon, chai, hộp cơm, vỏ dừa...

“Rác thải xả đầy ra khắp di tích, chẳng thấy ai vệ sinh, thu dọn rác thải, cũng chẳng có ai quản lý, du khách thích thì lên chụp hình tham quan” - bạn Dương Thị Bích Nga, đến từ Đà Nẵng, cho biết.

Một số hình ảnh nhếch nhác của di tích quốc gia:

nhech nhac tren di tich cap quoc gia hai van quan
Rác ngập tràn khu di tích Hải Vân Quan
nhech nhac tren di tich cap quoc gia hai van quan
nhech nhac tren di tich cap quoc gia hai van quan
Dù chính quyền đã chuẩn bị thùng rác và các biển “cấm xả rác” nhưng du khách vẫn “tiện tay” xả rác bừa bãi.
nhech nhac tren di tich cap quoc gia hai van quan
Nhiều hàng quán mọc lên bủa vây di tích.
nhech nhac tren di tich cap quoc gia hai van quan
nhech nhac tren di tich cap quoc gia hai van quan
Di tích xuống cấp, không được quan tâm.

---

#Hiện trạng du lịch #Bảo tồn di tích

nhech nhac tren di tich cap quoc gia hai van quan Đồi cỏ hồng thơ mộng Gia Lai có nguy cơ thành... đồi rác?

Đồi cỏ hồng Glar ở huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai nổi tiếng thơ mộng, thu hút đông đảo du khách ghé thăm. Tuy nhiên ...

nhech nhac tren di tich cap quoc gia hai van quan Huế xác minh thông tin lăng mộ vợ vua Tự Đức bị san ủi

Chiều 21/6, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp Hội đồng trị sự ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.