Tượng vệ thần cao 2m chôn dưới đền Angkor Wat |
Vào thế kỷ 12, vua Suryavarman đệ nhị của đế quốc Khmer ra lệnh xây dựng một khu đền khổng lồ trên một khu đất có diện tích khoảng 200 hecta ở thủ đô Angkor. Đền Angkor Wat hình chữ nhật, dài 1.500m, rộng 190m, xung quanh là dãy hào rộng 200m và có chu vi tới 5,5km. Độ cao của Angkor Wat là 213m, 3 tầng, tầng trên cao hơn tầng dưới.
Tầng thứ ba có 5 ngọn tháp, 4 ngọn 4 góc và 1 ngọn ở giữa. Chỉ ở một số góc nhất định người ta mới nhìn thấy cùnglúc cả 5 ngọn tháp này. Đây là một nét kiến trúc độc đáo của Angkor Wat, thể hiện quan niệm của đạo Hindu về vũ trụ, trong đó trái đất là trung tâm.
Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 ngọn tháp tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ: tầng thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng thứ hai tượng trưng cho nhân gian và tầng thứ ba tượng trưng cho thần linh.
Sự hoành tráng của Angkor Wat chính là biểu hiện của đế chế Khmer cổ đại hùng mạnh, có thủ đô đặt tại thành phố Angkor và phát triển cực thịnh vào những năm 800, 900 sau công nguyên. Ban đầu vua Suryavarman muốn xây khu đền để thờ thần Vishnu của đạo Hindu, nhưng các vị vua trong thế kỷ 14 lại quyết định biến nó thành khu đền thờ Phật giáo.
Sử dụng toàn bộ đá sa thạch
Được biết, ngôi đền được xây dựng theo nguyên tắc: xếp đá trước, điêu khắc sau. Toàn bộ công trình vĩ đại này chủ yếu được xây dựng bằng đá sa thạch – là loại đá lớn có trọng lượng ít nhất là 5 tấn, kết dính với nhau bằng một hỗ hợp không màu, được làm từ thực vật chứ không phải là vữa. Hầu hết ở các khu vực của ngôi đền bạn có thể nhìn thấy đó là những khối đá sa thạch khổng lồ, còn đá ong và một số vật liệu khác sẽ được sử dụng cho các bức tường được ẩn bên trong.
Thuật ngữ “đá sa thạch” nói chung chung là một loại đá được hình thành nhờ sự tích tụ của những đá cát, đá trầm tích, chúng kết lại với nhau tạo thành một tảng đá. Ở một số nơi, cát silic trộn với những mảnh vỏ sò còn tạo ra “sa thạch đá vôi”, bên trong có chứa axit tự nhiên như đá vôi, đá cẩm thạch và thạch cao. Và loại đá thông thường tương đối mềm và dễ bị mài mòn theo thời gian.
Tuy nhiên, riêng loại sa thạch của đền Angkor Wat là loại đá sa thạch có chứa silic tinh khiết, khó mài mòn dù thời tiết ở Campuchia cực kỳ ẩm ướt, nên trong nhiều thế kỷ liền ngôi đền vẫn còn nguyên vẹn.
Nếu như ngôi đền được xây dựng từ đá vôi hoặc đá cẩm thạch, các axit tự nhiên của môi trường, cùng với khí hậu và thực vật xung quanh chắc chắn sẽ xóa đi nhiều nét kiến trúc và điêu khắc tinh tế của Angkor Wat và thời gian qua đi cũng chỉ còn lại những tàn cổ kính, buồn bã nhô ra từ khu rừng tươi tốt.
Còn về phần điêu khắc Angkor được xem là tuyệt đỉnh tinh xảo. Sa thạch được xem là một loại đá mềm, do vậy mà có lẽ người Khmer cổ đại đã nghiên cứu và lựa chọn nó để dễ dàng điều khắc. Mỗi mét vuông ở Angkor đều có điêu khắc, họa tiết sắc sảo tới mức chưa ai làm được như vậy với chất liệu đá. Mới nhìn cứ ngỡ giống nhau nhưng rất khác biệt, từ hoa văn đến các hình tượng.
Được biết, khu đền chính có 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện tài nghệ phi thường, điêu luyện của người Khmer cổ đại. Độc đáo nhất là những điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thứ nhất. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới - với chiều cao 2,5m và dài hơn 800m.
Phát hiện bí ẩn cách vận chuyển khối sa thạch khổng lồ
Theo nghiên cứu mới đây, những viên đá sa thạch khổng lồ được sử dụng để xây dựng ngôi đền Angkor Wat vào thế kỷ 12 được đưa tới thông qua một mạng lưới hàng trăm kênh rạch chằng chịt.
Cụ thể, khoảng 5 triệu đến 10 triệu khối sa thạch có trọng lượng khoảng 1.500kg đã được đưa đến từ những mỏ đá của một ngọn núi gần đó. “Chúng tôi đã tìm thấy nhiều mỏ đá sa thạch được sử dụng xây dựng đền Angkor Wat, cũng như những tuyến đường vận chuyển khối đá sa thạch này”, nhà nghiên cứu Estuo Uchida của Đại học Waseda Nhật Bản cho biết.
Ban đầu, người ta nghĩ rằng mỗi khối đá được vận chuyển trên một chặng đường quanh co dài tới 55 dặm (88km) trên đất liền, trên sông và trên hồ. Quá trình vận chuyển mỗi khối đá đầy gian nan, cực nhọc này sẽ phải mất ít nhất 5 ngày.
Nhưng bằng cách sử dụng hình ảnh vệ tinh, các nhà khoa học thời nay đã phát hiện ra rằng thời đó, người ta đã đào một con kênh dài 21 dặm (gần 34km) để vận chuyển đá từ những ngọn núi đến nơi xây dựng ngôi đền linh thiêng Angkor Wat. Ảnh chụp vệ tinh toàn bộ khu vực cho thấy hệ thống kênh mương chằng chịt, với những đường giao nhau liên tiếp quanh các mỏ đá được khai thác để xây đền Angkor Wat.
Như vậy, một hệ thống kênh mương rộng lớn đã hình thành quanh các mỏ đá, nhằm phục vụ hoàn hảo nhất việc vận chuyển nguyên liệu tới xây đền Angkor Wat. Ngoài ra, còn có những tuyến đường huyết mạch dẫn thẳng vào ngôi đền. Nhờ mạng lưới kênh rạch này mà việc vận chuyển những khối đá nặng 1,6 tấn nói trên từ nơi khai thác đá đến Angkor chỉ trong vòng 10 tiếng đồng hồ.
Con đường mà chuyên gia khảo cổ Uchida cùng các đồng nghiệp tìm thấy có chiều dài hơn 30km, ngắn hơn rất nhiều so với tuyến đường sông dài 80km mà người ta cho rằng đế chế Khmer dùng để chuyển đá xây đền. Hệ thống kênh mương chính là con đường tắt dẫn đến Angkor Wat.
Phát hiện này giúp giải thích làm thế nào mà ngôi đền khổng lồ như Angkor Wat, được xây dựng bằng 5.000.000 tấn đá và trong vòng 35 năm, mặc dù theo tính toán phải mất hàng trăm năm nếu sử dụng các công nghệ có sẵn vào thời điểm đó.
Tuy nhiên dù phát hiện này đã mở ra nhiều điều bí ẩn của Angkor Wat, nhưng còn nhiều điều về kiến trúc của ngôi đền vẫn chưa thể lý giải. Ví như làm cách nào vận chuyển hàng triệu tấn đá cách xa hàng chục cây số tới đây? Làm sao đưa các khối đá hàng chục tấn (nặng nhất 65 tấn) lên cao hàng chục mét để điêu khắc?
Làm sao lợp ngói mà không cần đòn tay? Mỗi viên mấy trăm ký cứ chồng lên nhau khít rịt cả trong lẫn ngoài (Angkor Wat) tất cả đều không có chất kết dính. Cả trăm đền thờ nhưng đều có phong cách riêng. Các khối đá được mài láng mượt, xếp chồng lên nhau. Nhiều chỗ không nhìn ra chỗ ghép. Có người cho rằng công trình được làm bởi tù binh hoặc nông dân? Nếu vậy ai là thợ điêu khắc? Ai là tổng công trình sư? Ai là người chỉ huy công trình khi chưa có máy móc hỗ trợ.
Việc thoát nước ở các đền thờ cúng cũng rất kỳ lạ. Lỗ thoát chỉ rộng chừng gang tay, trải ngàn năm bị đất cát và lá cây vùi lấp mà mưa mấy cũng không ngập… Các chuyên gia nghiên cứu mấy chục năm vẫn chưa hiểu về Angkor.
'XEM THÊM'
Tường tận những điểm đến thú vị cho chuyến đi 3 ngày 2 đêm ở Angkor Wat
Angkor Wat là một quần thể đền đài tại Campuchia và là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, rộng 162.6 hecta được xây dựng ... |
Phí tham quan Angkor Wat tăng gần gấp đôi
Từ ngày 1/2/2017, phí vào thăm quần thể đền đẹp nhất Campuchia sẽ tăng gần gấp đôi. Đây là lần tăng giá đầu tiên của ... |
Nghệ thuật 'vượt' đám đông để thăm ngắm Angkor Wat theo cách riêng
Sẽ rất khó để cảm nhận trọn vẹn của Angkor Wat nếu như bạn đứng giữa đám đông chen chúc, tìm mọi cách để chọn ... |