![]() |
Thủ tướng chỉ đạo đảm bảo an toàn Kỳ thi THPT quốc gia 2017 |
![]() |
Học viện Báo chí & Tuyên truyền: Chú trọng Tiếng Anh, bổ sung Vật lý |
![]() |
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ trên cả nước giảm mạnh |
Hướng tới mục tiêu đào tạo đa ngành
![]() |
Khuôn viên Trường Đại học GTVT tại Hà Nội (Ảnh: Đình Tuệ). |
Trường Đại học GTVT có sứ mạng đào tạo cho ngành Giao thông vận tải những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và lòng yêu nghề. Tuy nhiên, những năm gần đây, trường đang hướng đến mục tiêu đào tạo đa ngành nghề.
PGS.TS Nguyễn Văn Long, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học GTVT chia sẻ: “Dù là một đơn vị đào tạo đặc thù chuyên biệt về lĩnh vực giao thông nhưng nhà trường cũng đang hướng đến mục tiêu đào tạo đa ngành nghề cho sinh viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu của xã hội. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017 vẫn giữ ở mức 5.000. Riêng ở Hà Nội là 3.500 chỉ tiêu, cơ sở 2 tại TP Hồ Chí Minh nhà trường lấy 1.500 chỉ tiêu”.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Văn Long – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Giao thông vận tải (Ảnh: Đình Tuệ). |
“Về tiêu chí xét tuyển đầu vào, nhà trường vẫn tuân thủ theo quy định của Bộ GD&ĐT để căn cứ theo điểm thi THPT quốc gia của các thí sinh làm nền tảng. Trường hợp tuyển chưa đủ chỉ tiêu, nhà trường sẽ có sự lựa chọn các thí sinh có mức điểm các khối A (Toán, Vật lý, Hóa học) hoặc A1 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh) tiệm cận gần nhất so với điểm chuẩn.
Giả sử trong số 100 thí sinh có mức điểm thuộc ‘tốp dưới’ nhưng có nguyện vọng nộp hồ sơ xét tuyển, chúng tôi sẽ căn cứ theo tiêu chí phụ. Những thí sinh có bằng điểm nhau thì sẽ xét mức tổng điểm ở hai môn Toán + Vật lý để ưu tiên. Nếu vẫn có tổng điểm bằng nhau thì sẽ chọn thí sinh có điểm môn Toán cao hơn môn Vật lý để xét trúng tuyển”, PGS.TS Nguyễn Văn Long cho biết.
Cũng theo PGS Long, vài năm gần đây ngoài các ngành đào tạo truyền thống, nhà trường cũng đang đẩy mạnh phát triển hai ngành có thể nói là thế mạnh gồm: Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông; Công nghệ thông tin.
Năm 2016, điểm tuyển sinh đầu vào với hai nhóm ngành này dao động ở mức 22,5 – 22,75 điểm. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là ngành có nhiều chỉ tiêu nhất với khoảng 40% trong tổng số gần 3.500 chỉ tiêu tuyển sinh của năm ngoái tại Hà Nội.
Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm ngay rất cao
![]() |
Sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải đang nghiên cứu khoa học (Ảnh: Đình Tuệ). |
Chia sẻ về những thế mạnh đào tạo của trường, PGS.TS Nguyễn Văn Long cho hay: “Nhà trường có một số ngành đào tạo truyền thống phục vụ cho ngành GTVT mang tính ‘độc tôn’ mà không trường nào có như Đường sắt, Đầu máy toa xe, Kinh tế vận tải sắt. Ngoài ra, để nắm bắt công nghệ nhà trường đã mở thêm ngành Công nghệ thông tin từ vài năm trở lại đây.
Cùng với số lượng sinh viên đông đảo theo học ngành này, chúng tôi cũng đã thiết lập và có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này. Trong đó có thể kể tới như Tập đoàn FPT, Samsung, Viettel… Hàng năm họ sẵn sàng đến tận trường tìm hiểu và “mời chào” những sinh viên có năng lực và phẩm chất để về làm việc cho mình.
Đồng thời, những doanh nghiệp này cũng phối hợp với nhà trường tổ chức xây dựng quỹ học bổng và trao cho các sinh viên có thành tích đặc biệt xuất sắc. Đưa cán bộ của họ tới trường tham gia thuyết giảng những kỹ năng thực tế để cho sinh viên cọ xát hơn với nghề. Vì thế, đa phần các em đã có cho mình những kiến thức thực tế nhất định trước khi ra trường để làm việc cho doanh nghiệp”.
![]() |
Đội sinh viên của Đại học Giao thông vận tải tham dự một sự kiện về công nghệ tại Nhật Bản (Ảnh: Văn Hà). |
Theo Chủ tịch Hội đồng trường, một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của nhà trường đó là công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học. Năm học 2015 – 2016, nhà trường đã tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục của trường lần thứ hai. Qua đó, Trường Đại học GTVT là đơn vị đầu tiên trên cả nước được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục và được cấp Giấy chứng nhận chất lượng giáo dục vào tháng 3/2016.
“Ngoài ra, một khâu thiết yếu trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học chính là thống kê tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường có việc làm ngay. Nhờ mối quan hệ tốt đẹp với đại diện nhiều doanh nghiệp lớn và uy tín, chúng tôi đảm bảo sinh viên sau khi ra trường đều có việc làm ngay. Tất nhiên, tùy vào năng lực của mỗi sinh viên sẽ quyết định tương lai của mình, nhà trường sẽ là bước đệm để tạo cho các em những tiền đề quan trọng về tri thức và kỹ năng.
![]() |
Thí sinh lớp 12 tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh tại gian hàng của Đại học GTVT (Ảnh: Đình Tuệ). |
Ai cũng phải trải qua phấn đấu vất vả thời gian đầu để có được thành công vững chắc về sau. Nếu em nào đủ niềm đam mê thành công và khát khao cống hiến cho đất nước bằng trình độ của mình, việc đăng ký xét tuyển vào Đại học GTVT là một việc không quá khó. Ở mức điểm từ 22 – 23 tổ hợp khối A, A1 là các em có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường”, PGS.TS Nguyễn Văn Long cho biết thêm.
Hiện tại, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của ĐH GTVT gồm 1.068 người. Trong đó có 792 giảng viên với 50 Giáo sư và Phó Giáo sư, 139 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học, 356 Thạc sỹ. Nhà trường hiện đang đào tạo 15 ngành với 69 chuyên ngành bậc đại học, 16 chuyên ngành bậc Thạc sỹ và 17 chuyên ngành bậc Tiến sỹ. Quy mô đào tạo của Trường có trên 32.000 sinh viên các hệ (trong đó có gần 20.000 sinh viên hệ chính quy), trên 2.300 học viên cao học và gần 120 nghiên cứu sinh. |
![]() |
Học viện Báo chí & Tuyên truyền: Chú trọng Tiếng Anh, bổ sung Vật lý
Theo PGS.TS Lê Văn An – Phó Giám đốc Học viện Báo chí & Tuyên truyền, việc bổ sung môn Vật lý và nâng cao ... |
![]() |
Hội thảo quốc gia về công nhận văn bằng giáo dục đại học
Ngày 28/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc gia về công nhận văn bằng giáo dục đại học. |