Đắk Lắk: Rừng bị phá tan hoang, chính quyền không hề biết?

Sau khi được giao quản lý đất rừng tại tiểu khu 293, người dân ồ ạt vào phá rừng mà không có bất cứ sự can thiệp nào từ phía UBND xã Cư M’lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk LắK.
 

Thu hồi đất rừng tại tiểu khu 293

dak lak rung bi pha tan hoang chinh quyen khong he biet
Nhiều diện tích rừng giờ thành đồi trọc với ngổn ngang cây khô và cỏ. Ảnh: Trang Anh

Vào tháng 1/2011, Công ty TNHH Anh Quốc (gọi tắt là Công ty Anh Quốc) được UBND tỉnh Đắk Lắk cho thuê gần 1200ha đất tại tiểu khu 293 (xã Cư M’lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk) để thực hiện dự án trồng cao su, trồng rừng và quản lý bảo vệ rừng.

Mặc dù công ty đã cho trồng 92ha cao su và 40ha keo lai, nhưng việc trồng này không hiệu quả bởi toàn bộ số cao su đều bị chết, số keo sống sót còn khoảng 5ha.

Đến năm 2015, Công ty Anh Quốc được UBND tỉnh tiếp tục gia hạn thực hiện dự án đến 1/7/2016. Tuy nhiên sau khi hết thời gian gia hạn, Công ty Anh Quốc vẫn chưa đưa đất vào để tiếp tục trồng cao su và rừng theo dự án đầu tư đã phê duyệt.

dak lak rung bi pha tan hoang chinh quyen khong he biet
Những bãi tập kết gỗ ngay sát Quốc lộ 29. Ảnh: Trang Anh.

Ngày 23/2/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định số 404/QĐ-UBND, thu hồi gần 1200ha đất tại tiểu khu 293 thuộc Dự án trồng cao su, trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng của Công ty Anh Quốc do vi phạm luật đất đai.

Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản gắn liền với số đất mà trước đây Công ty Anh Quốc được cấp.

Sau đó, UBND tỉnh Đắk Lắk giao lại toàn bộ số đất trên cho UBND huyện Ea Súp quản lý theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định của pháp luật. Công ty Anh Quốc phải có trách nhiệm tháo dỡ, di dời tài sản… mà công ty đã đầu tư trên đất.

dak lak rung bi pha tan hoang chinh quyen khong he biet
Người dân dựng nhà, lán trại ngay trong lòng tiểu khu. Ảnh: Trang Anh.

Vào ngày 24/4/2017, UBND huyện Ea Súp đã ra quyết định số 1428/QĐ-UBND bàn giao lại gần 1200ha đất đã thu hồi của công ty Anh Quốc cho UBND xã Cư M’lan chịu trách nhiệm quản lý.

Theo đó, UBND xã Cư M’lan phải chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ quỹ đất được giao, không để tình trạng lấn chiếm xảy ra; xử lý nghiêm các trường hợp đã lấn chiếm, chuyển nhượng đất trái phép theo quy định…

Rừng tan hoang

dak lak rung bi pha tan hoang chinh quyen khong he biet
Những dấu vết phá rừng còn mới. Ảnh: Trang Anh

Mặc dù UBND xã Cư M’lan được bàn giao quản lý đất rừng lại tiểu khu 293, nhưng theo ghi nhận thực tế của chúng tôi vào ngày 2/8/2017, nhiều diện tích rừng tại tiểu khu bị phá tan hoang.

Những quả đồi trước đây với vô số cây rừng nay bị chặt phá trơ trọc, chỉ còn lại những cành cây khô nằm ngổn ngang và cỏ dại mọc um tùm.

Không những thế, người dân còn ngang nhiên đào mương trên diện tích đất mà xã quản lý.

Theo ông Đ.B.T, người dân sinh sống tại đây cho hay, sau khi biết tin nhà nước thu hồi đất của Công ty Anh Quốc, nhiều người mang cả máy múc, cưa vào phá rừng. Người dân ngang nhiên cưa cả ngày lẫn đêm mà không có cơ quan chức năng nào can thiệp.

Cũng theo ghi nhận thực tế của chúng tôi, tại đây, có nhiều dấu vết khai thác gỗ cũ có, mới có.

Những bãi tập kết gỗ được người dân cắt thành từng khúc dài khoảng 1m được xếp đống ngay gần Quốc lộ 29. Bên cạnh đó, có những cây gỗ chỉ mới vừa bị đốn hạ, gốc cây vẫn còn rỉ nhựa, cành lá còn xanh tươi.

Theo người dân sinh sống giữa lòng tiểu khu thì nhiều người trong dòng họ đã định cư ở đây từ lâu, nhưng không có bất kì cơ quan chức năng nào đến ngăn cấm việc phá rừng.

dak lak rung bi pha tan hoang chinh quyen khong he biet
Cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Cư M’lan ghi nhận tình trạng phá rừng tại tiểu khu 293. Ảnh: Trang Anh

Có mặt tại bãi tập kết gỗ, ông Bùi Xuân Long, cán bộ kiểm lâm địa bàn xã Cư M’lan cho hay, đơn vị đã ghi nhận tình trạng phá rừng tại đây.

“Đơn vị sẽ báo cáo lên Hạt Kiểm lâm huyện để cấp trên cử lực lượng và máy móc đưa gỗ về để lập biên bản, xử lí, xác minh đối tượng vi phạm”, ông Long nói.

Cũng theo ông Long, trước đây, đơn vị cũng đã phát hiện và bắt giữ nhiều gỗ và đưa về trụ sở, nhưng chưa bắt giữ được lâm tặc phá rừng do có người "canh" kiểm lâm trước.

Về vấn đề này, ông Võ Đình Dũng, cán bộ phụ trách Nông Lâm nghiệp xã Cư M’lan cho biết, đơn vị chỉ được bàn giao quản lý tiểu khu 293 trên giấy tờ chứ chưa được bàn giao ngoài thực địa.

“Đơn vị mong muốn, UBND tỉnh cho đánh giá lại hiện trạng diện tích rừng mà Công ty Anh Quốc để mất và diện tích mà người dân lấn chiếm”, ông Dũng trình bày.

Khi chúng tôi đề cập đến việc có hay không tình trạng phá rừng trong thời gian gần đây thì ông Dũng khẳng định rằng “không có”.

Tuy nhiên, khi chúng tôi thông tin về việc phát hiện nhiều cây bị chặt hạ với dấu vết còn mới thì ông Dũng cho rằng, do lực lượng mỏng nên khi tuần tra tiểu khu này, lâm tặc lại phá tiểu khu kia, chính vì vậy đơn vị không nắm bắt được toàn bộ.

Ông Dũng cũng thừa nhận, nếu thời gian gần đây để người dân ồ ạt phá rừng thì trách nhiệm thuộc về phía xã.

dak lak rung bi pha tan hoang chinh quyen khong he biet Chùm ảnh: Rừng 'rỉ máu', lâm tặc chở gỗ như chốn không người

Lâm tặc ngang nhiên chở gỗ ra khỏi rừng giữa ban ngày, đi qua trục đường lớn liên xã mà không bị cơ quan chức ...

dak lak rung bi pha tan hoang chinh quyen khong he biet Rừng bị 'xẻ thịt' ở Đắk Lắk: Lâm tặc hoạt động như chốn không người

Chúng tôi tận mắt chứng kiến những chiếc xe nổ máy rầm rầm chở gỗ ra khỏi rừng, chạy qua các trục đường liên xã ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.