Dân chung cư đua nhau căng băng rôn, biểu ngữ phản đối chủ đầu tư

Không có nước sạch để sinh hoạt, hệ thống PCCC chưa được nghiệm thu, CĐT vi phạm nhiều quy định về xây dựng, cuộc sống của cư dân bị đảo lộn,... đó là những lí do khiến từ đầu tháng 6 đến nay cư dân các chung cư ở Hà Nội  đua nhau căng băng rôn phản đối chủ đầu tư.

Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 6 trên địa bàn Hà Nội đã có hàng loạt cuộc biểu tình của 4 chung cư khác nhau, căng băng rôn biểu ngữ phản đối chủ đầu tư của các cư dân. Có thể nhận thấy lý do chung của những cuộc biểu tình này là chủ đầu tu vi phạm nhiều điều khoản trong hợp đồng, tự ý thay đổi thiết kế toà nhà, chưa được bàn giao hệ thống PCCC,.... và mất nước.

12/6 sống lo âu trong chung cư "cao cấp" Capital Garden (102 Trường Chinh)

ha noi dan chung cu dien dao bieu tinh phan doi chu dau tu Kinh Đô TCI Group bị 'tố' làm dự án coi thường tính mạng người dân
ha noi dan chung cu dien dao bieu tinh phan doi chu dau tu Tranh chấp tại chung cư Capital Garden: Chủ đầu tư Kinh Đô TCI Group 'tố' ngược lại cư dân
ha noi dan chung cu dien dao bieu tinh phan doi chu dau tu
Người dân sống tại chung cư Capital Garden 102 Trường Chinh xuống đường phản đối chủ đầu tư vì hàng loạt vi phạm. (Ảnh: Mạnh Cường)

Chiều tối 12/6 nhiều cư dân đang sinh sống tại chung cư Capital Garden 102 Trường Chinh cho chủ đầu tư Kinh Đô TCI Group đã tập trung căng băng rôn, biểu ngữ để "tố" hàng loạt sai phạm của chủ đầu tư về PCCC, không có tầng cây xanh như khi chào bán, không có các dịch vụ tiện ích khác như phòng sinh hoạt chung, sân chơi cho trẻ em, lối đi cho cư dân,....

Nhiều người dân ở đây cho biết từ khi họ về đây ở luôn phải sống trong lo âu vì hệ thống PCCC không hoạt động và không được nghiệm thu theo quy định của pháp luật.

3 tháng 3 lần cư dân Golden West xuống đường phản đối chủ đầu tư

ha noi dan chung cu dien dao bieu tinh phan doi chu dau tu Sai phạm ở Golden West: Sống ngột ngạt trong chung cư tiền tỷ tại 'đất vàng'
ha noi dan chung cu dien dao bieu tinh phan doi chu dau tu
Mặc dù trời mưa nhưng tối 7/6 người dân Golden West vẫn căng băng rôn, biểu ngữ phản đối chủ đầu tư. (Ảnh người dân cung cấp)

Chiều 7/6 mặc dù trời mưa khá to nhưng cư dân Golden West (số 2 Lê Văn Thêm, Thanh Xuân) vẫn căng băng rôn để tố chủ đầu tư Vietradico coi thường tính mạng cư dân, vi phạm nhiều điều khoản của hợp đồng, tự ý thay đổi kết cấu, bịt toàn bộ 58 ô thoáng khiến cuộc sống của cư dân bị ảnh hưởng.

Cụ thể, theo thiết kế được duyệt ban đầu (năm 2014), Golden West được thiết kế có 58 ô thoáng nằm rải rác ở các tầng tòa nhà. Nhưng tới nay, Vietradico đã cố tình đổ kín sàn bê tông ô thoáng các tầng và bịt các ô này lại với mục đích biến ô thoáng thành căn hộ để bán.

Tiếp đó là rạp chiếu phim Beta Cineplex hoạt động ở tầng hầm B1 của toà nhà cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ, trong khi đó hệ thống PCCC của toà nhà này chưa hoàn thiện và chưa được nghiệm thu khiến nhiều người dân lo lắng.

Đáng chú ý đây không phải lần đầu tiên cư dân Golden West biểu tình, trước đó 20/5, và 26/4 cư dân Golden West đã biểu tình và căng băng rôn di chuyển từ toà nhà đến văn phòng của Vietradico nằm trên đường Hoàng Đạo Thuý.

2 lần xuống đường phản đối trong nửa tháng ở dự án chung cư Helios Tower Tam Trinh (Hoàng Mai)

ha noi dan chung cu dien dao bieu tinh phan doi chu dau tu
Người dân Helios xuống đường. (Ảnh người dân cung cấp)

Dự án chung cư Helios Tower có địa chỉ tại 75 Tam Trinh do Công ty CP đầu tư xây dựng NHS làm chủ đầu tư. Dự án được bàn giao căn hộ cho khách hàng từ cuối năm 2016. Mặc dù đã về ở được nửa năm nhưng tới nay cuộc sống của những cư dân Helios vẫn chưa đi vào ổn định bởi dự án vẫn đang ngổn ngang gạch, đá, nhiều hạng mục chưa hoàn thành, dự án liên tục gặp sự cố.

Theo phản ánh của người dân sống tại đây cho biết trong tháng 4 đã xảy ra sự cố bục đường ống nước thải gây ngập toàn bộ hầm B1, rồi tràn xuống hầm B2 và sự cố nước bể mái tràn xuống toàn bộ tháp B và tràn vào toàn bộ hệ thống thang máy tháp B gây tê liệt. Hệ thống PCCC chưa đảm bảo và vẫn đang thi công hoàn thiện, khi xảy ra sự cố cháy thì hệ thống không phát hiện được gây nguy hiểm cho sự an toàn của cư dân.

Ngoài ra hệ thống sân chơi cho trẻ em, nơi nghỉ cho người già đều không được chủ đầu tư NHS thi công theo cam kết.

Bức xúc vì ... cả tuần không được tắm tại VP3 Linh Đàm

ha noi dan chung cu dien dao bieu tinh phan doi chu dau tu Hà Nội nóng 41 độ C, nhiều cư dân ở dự án Mường Thanh phải nhịn tắm cả tuần
ha noi dan chung cu dien dao bieu tinh phan doi chu dau tu
Người dân VP3 Linh Đàm căng băng rôn, biểu ngữ dưới cái nắng 41 độ C phản đối chủ đầu tư vì tình trạng mất nước kéo dài. (Ảnh: Chí Duy)

Vào những ngày đầu tháng 6 Hà Nội đang trong đợt cao điểm nắng nóng kỉ lục, người dân tại chung cư VP3 Linh Đàm của chủ đầu tư Tập đoàn Mường Thanh lại phải tập trung căng băng rôn kêu cứu vì tình trạng mất nước kéo dài, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân. Mặc dù đã nhiều lần kiến nghị lên chủ đầu tư nhưng đều không có kết quả.

Theo đại diện cư dân việc mất nước liên tục kéo dài trong nhiều năm, đặc biệt hay xảy ra vào những tháng cao điểm của mùa hè khi mà nhu cầu sử dụng nước lên cao. Thậm chí nhiều người còn phải nhịn đi vệ sinh ở nhà vì không có nước để sử dụng. Một số người dân khác cho biết cư dân phải đi thuê nhà nghỉ để tắm, có những nhà cả tuần không được tắm vì không có nước.

Hiện toà nhà VP3 kí hợp đồng mua nước của HUDS1 (Chi nhánh Công ty TNHH MTV Dịch vụ Nhà ở và Khu đô thị - Xí nghiệp 1).Nhưng do lưu lượng nước không đủ nên VP3 phải nối đường ống vào đường cấp nước cho toà VP5. Trong khi đó, VP5 lại lấy nước từ ống của toà VP6.

Công ty CP nước sạch Viwaco là đơn vị cung cấp nước cho VP6 và chỉ kí hợp đồng bán nước cho toà này. Điều đó khiến cho lượng nước tới VP3 không đủ để người dân sử dụng.

"Phải phạt nặng để triệt tiêu ý định sai phạm của CĐT"

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) nhận định, những tranh chấp nói trên không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà nó là tình trạng phổ biến tại các đô thị lớn, bởi lựa chọn mua căn hộ chung cư đang là xu thế chủ đạo.

Về việc thay đổi công năng các hạng mục xây dựng so với thiết kế ban đầu, Chủ tịch HoREA cho biết, CĐT chỉ được phép thay đổi sau khi đã nhận được sự đồng thuận của cư dân và trình chính quyền và cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp không có những sự đồng ý tiên quyết trên mà CĐT vẫn cố tình sai phạm thì theo quy định, dự án sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ phần sai phạm hoặc CĐT phải nộp 50% lợi tức tạo được từ phần diện tích trái phép.

Tuy nhiên, ông Châu đề xuất: "Cần phải phạt ở mức rất cao để triệt tiêu hẳn ý định sai phạm của nhà đầu tư, bởi họ không buộc phải công khai nên mức lợi tức từ diện tích sai phạm có khi gấp nhiều lần con số mà họ đưa ra. Họ nói là 1 tỷ đồng nhưng con số thực tế có khi lên đến 3 tỷ đồng".

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.