Dân mạng nên dừng chơi Pokemon GO ngay nếu không muốn mù mắt, tự tử, giết người

Trên mạng xã hội, có lẽ cái tên Pokemon GO đang gây được chú ý nhất hiện nay. Sự gia nhập của trò chơi Pokemon GO mới đây tại Việt Nam khiến các chuyên gia lo ngại về những hiểm họa khôn lường mà trò chơi có thể gây ra với người chơi.

Mù mắt vì chơi Pokemon GO

Báo Chất Lượng Việt Nam,dẫn nguồn tin theo Apple Daily đưa tin một thai phụ 31 tuổi đến từ Đài Bắc, Đài Loan bị mù mắt vì chơi Pokemon GO quá nhiều đã khiến dư luận tại khu vực này cũng như quốc tế vô cùng sợ hãi.

Trước thông tin này, nhiều người chơi pokemon go lo lắng và đặt ra câu hỏi: Liệu chơi Pokemon GO nhiều thì có thực sự bị mù hay không?

Trao đổi với PV, BS Nguyễn Chí Chương, Giám đốc BV Mắt tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Trong thời gian qua, lượng bệnh nhân đến bệnh viện khám mắt tăng đột biến, khi được hỏi thì họ đều bảo là do chơi Pokemon GO quá lâu, sau khi chơi xong thì mắt bị mờ đi. Nhiều bệnh nhân bị rối loạn thị lực”.

BS Chương cho biết thêm khi chơi Pokemon GO, mắt chúng ta sẽ phải điều tiết nhiều hơn cả khi xem TV hay làm việc với máy tính. Nguyên nhân là do màn hình của điện thoại nhỏ hơn rất nhiều lần, đồng thời, chơi Pokemon, đòi hỏi sự tập trung cao độ, do đó các bạn sẽ phải “dán” mắt vào màn hình trong một thời gian khá lâu.

Thậm chí, khi ngủ, họ có thể ôm theo chiếc điện thoại để bắt Pokemon Go. Đáng tiếc rằng, điều này có thể gây nên các triệu chứng như mỏi mắt, mắt nhìn mờ đi, nhức đầu… Đồng thời, đó cũng là nguyên nhân phổ biến khiến chúng ta mắc phải các căn bệnh về mắt như cận thị, loạn thị…

Một bệnh nhân dấu tên đang điều trị kể, anh ấy dạo gần đây thường có thói quen chơi trò Pokemon GO vì rảnh rỗi, thấy mọi người chơi nhiều nên cũng thử chơi xem sao. Không ngờ vào chơi thì nghiện nặng, đi trên đường anh cũng chơi, anh chơi quá lâu trong một ngày.

Một buổi tối nọ, như thường lệ, anh bắt đầu chơi. Khoảng 20 phút sau thì bỗng nhiên thấy mắt phải có hiện tượng mỏi, hơi khô và mờ đi không nhìn thấy gì nữa.

Trong khi mắt phải bị mờ hoàn toàn còn mắt trái cũng bị nhòe khiến anh vô cùng hoảng loạn. Anh không nhìn thấy gì trong khoảng 10 phút. Sau đó, mắt anh dần dần hồi phục trở lại và bắt đầu nhìn thấy rõ hơn.

Nhiều người cũng chia sẻ rằng họ có cảm giác mờ mắt và không nhìn thấy gì khi thường xuyên chơi Pokemon go trong thời gian quá lâu.

Nói về hiện tượng này, BS Chương giải thích, do nhìn vào màn hình điện thoại liên tục quá lâu, máu trong mắt chạy chậm hơn, dẫn đến co thắt động mạch võng mạc hoặc tắc nghẽn. Xảy ra như vậy một lúc sau sẽ không nhìn thấy gì. Trường hợp này thường xảy ra đối với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch….

Nếu chúng ta chơi Pokemon GO quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các tế bào võng mạc và gây tổn hại cho thần kinh thị lực, triệu chứng này kéo dài sẽ gây nên mù mắt vĩnh viễn với tỉ lệ rất cao.

tin nhap 20160902054746
Nếu chúng ta chơi Pokemon GO quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các tế bào võng mạc và gây tổn hại cho thần kinh thị lực.

Có thể tự tử, giết người

Thông tin trên báo Vietnamnet, TS Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi có game mới lạ như Pokemon Go gần đây, xu hướng chung của giới trẻ luôn muốn chơi, tìm tòi để khẳng định mình. Chơi rồi ham mà không biết mình nghiện lúc nào.

Theo TS Dũng, khi chơi game có 4 mức độ: Chơi một chút, chơi từng đợt, lạm dụng và cuối cùng là nghiện. Khi nghiện sẽ làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày, giảm thích thú. Nếu chơi quá 7 tiếng/ngày sẽ gây ra rối loạn tâm thần.

“Khi rối loạn tâm thần kéo dài sẽ gây mệt mỏi, suy nhược, có những hành vi khác lạ, thiếu kiểm soát có thể dẫn đến tự tử hoặc tấn công dữ dội nhất là giết người”, TS Dũng cảnh báo và cho biết nghiện game cũng nguy hiểm như nghiện ma túy, nghiện rượu, nghiện sex…

BSCK II La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương cũng cho rằng, với sự mới lạ và hấp dẫn của các game gần đây, đặc biệt là Pokemon Go đang khiến giới trẻ say sưa và dự báo sẽ có nhiều trường hợp phải vào viện tâm thần điều trị.

“Tất cả những trò chơi nào cuốn hút sẽ gây nghiện rất nhanh. Mỗi ngày chỉ cần chơi tăng thêm 1-5 phút thì chỉ vài tháng là nghiện rồi. Với những bé 10-12 tuổi, bố mẹ có thể cấm được nhưng những thanh niên 16-17 tuổi thì bất lực”, BS Cương nói.

BS Cương cho biết ông đã từng gặp nhiều trường hợp nghiện game nặng vào viện không đi lại được, phải có người dìu như trường hợp một nam sinh viên khoa Công nghệ thông tin, ĐH Bách Khoa Hà Nội.

“Cậu thanh niên này không chịu ăn uống khiến cơ thể suy kiệt nghiêm trọng, chỉ nằm một chỗ, không đi lại được nhưng vẫn có thể ngồi dậy để chơi game. Gia đình làm mọi cách cũng không thể kéo con ra khỏi màn hình”, BS Cương chia sẻ.

Theo BS Cương, với những người nghiện game nặng, trước mặt luôn hiện ra một màn hình ảo nên bố mẹ có khuyên ngăn cũng chỉ nghe để đó, biết là sai mà không thể cai được.

Ngoài tác hại đến sức khỏe, dần dần người nghiện game bị biến đổi nhân cách sâu sắc, chống đối gia đình, xã hội, thậm chí hung hãn, tấn công người khác.

Do đó khi thấy con nghiện game, cha mẹ phải có giải pháp mạnh chứ không dừng ở khuyên nhủ. Tuy nhiên ít gia đình muốn tách con và đưa đến bệnh viện tâm thần điều trị vì coi chữ “tâm thần” nặng nề.

“Có gia đình cho con đến bệnh viện 2-3 tuần xong lại xin về. Có người thì chỉ gọi điện xin tư vấn xong rồi để đó. Không cách ly kịp thời thì đứa trẻ sau đó dễ bị trầm cảm, rối loạn tâm thần”, BS Cương cảnh báo và dẫn chứng cách đây 5-7 năm, Nhật Bản từng mất cả một thế hệ thanh niên vì nghiện game.

BS Cương cho biết, sau khi nhiều bạn trẻ cai nghiện game thành công đã tâm sự rằng rất tiếc nuối vì đã đánh mất quá nhiều thời gian, giờ muốn quay lại cũng không được nữa.

tin nhap 20160902054746
Pokemon GO ngoài lợi ích giải trí, số vụ tai nạn, thương vong ngày một tăng cho thấy mặt trái của trò chơi này.

Và những hiểm họa khôn lường khác

Theo thông tin trên Người Lao Động, ngay từ khi ra mắt, Pokemon GO nhanh chóng gây ra nhiều tranh cãi. Ngoài lợi ích giải trí, số vụ tai nạn, thương vong ngày một tăng cho thấy mặt trái của trò chơi này.

Đầu tiên, trò chơi này khá mất thời gian, nếu cứ chơi cho vui và chưa trở thành tay săn chuyên nghiệp thì mỗi ngày một người chơi có thể mất từ 2-3 giờ để lên khoảng 3 level (mức độ). Với học sinh, ngoài việc có thể chọn sai mục tiêu và hoạt động trọng điểm, vô hình trung làm xuất hiện tư tưởng không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ, ông bà khi chơi là tất cả. Nhiều bạn có thể tha hồ nói năng thô tục trên mạng xã hội với bất cứ ai chúng thấy ghét mà không hề nhận biết được đâu là hành vi sai trái. Thoải mái, vô tư săn đuổi mà quên rằng chính mình đang trở thành nạn nhân bị “săn” của chính trò chơi…

Thứ hai, dễ dàng nhận thấy một vấn đề nan giải là an toàn giao thông khi chơi Pokémon GO. Khi người chơi cứ lăm lăm ĐTDĐ để đi săn, khi người chơi chạy xe bằng một tay, khi người chơi cứ mải miết suy nghĩ về chiến thuật và dự báo tình hình săn thú liệu điều gì sẽ xảy ra? Và như thế là nguy cơ tai nạn, nguy cơ lưu thông có thể trở thành hệ lụy. Đau xót nhất là người vô can lại bị cuốn vào vòng xoáy của kiểu lưu thông lệ thuộc trò chơi thì thật đau lòng…

Thứ ba, những nghiên cứu cho thấy nguy cơ tiềm ẩn hành vi cướp giật là khá cao và còn có thể gây tai nạn nghiêm trọng cho nhiều người từ việc đưa ĐTDĐ ra bên ngoài trên đường phố.

Thứ tư, cơn sốt này sẽ gây nghiện cho người chơi. Hành vi nghiện Pokémon GO có thể gây ra ảo giác và mất an toàn cho người chơi. Bên cạnh đó, việc mâu thuẫn về quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình khi có những can thiệp hay những động thái liên quan đến hành vi chơi sẽ làm cho những hệ lụy khác nảy sinh... Những phân tích sâu hơn cho thấy trò chơi bị đánh giá là ảnh hưởng đến cả vấn đề an ninh khi sự tụ tập đã tồn tại và những hệ lụy sâu sắc có nguy cơ xuất hiện. Ngoài ra, còn cả những kiểu hành vi tác động hay tấn công vào an ninh mạng hoàn toàn có thể xảy ra.

Khuyến cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông

Ngày 17-8, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) có văn bản gửi các cơ quan báo chí khuyến cáo người chơi Pokémon GO tuân thủ 5 nguyên tắc sau: Pokemon GO là trò chơi chưa được các cơ quan chức năng cấp phép phát hành tại Việt Nam, vì vậy khi có tranh chấp phát sinh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người chơi thì sẽ không được bảo vệ theo quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý trò chơi điện tử trên mạng.

Cần lưu ý bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân trên điện thoại chơi Pokémon GO. Kiểm tra cẩn thận trước khi cài đặt Pokémon GO. Không chơi khi đang tham gia giao thông, không chơi ở các khu vực nguy hiểm... Không chơi gần hoặc trong khu vực các cơ quan của Đảng và nhà nước, các khu vực quân sự, an ninh quốc phòng và các khu vực cấm.

Trong khi đó, đại diện Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết dự tính đề xuất cấm tụ tập chơi những trò nguy hiểm như Pokémon GO ở những nơi nguy hiểm sau sự việc một bà mẹ trẻ được cho là mải chơi trò này nên để gió cuốn xe nôi có con trai 1 tuổi xuống Hồ Xuân Hương ngày 15-8, may mà có người kịp cứu đứa bé. B.Trân - Đ.Thi

An Yên (Tổng hợp)

chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.