Hiểm họa rình rập các game thủ khi “săn” Pokemon


Khắp công viên, trên đường phố mấy ngày gần đây xuất hiện khá đông người tham gia trò “săn” Pokemon – một loại game mới du nhập vào Việt Nam. Việc sử dụng điện thoại làm “súng săn” đang vô hình biến các game thủ thành “mồi ngon” của kẻ cướp và tiềm ẩn nguy cơ gặp sự cố giao thông đáng tiếc.

Game Pokemon đang “hot” cỡ nào?

hiem hoa rinh rap cac game thu khi san pokemon
Các bạn trẻ săn Pokemon tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1 - Ảnh: Ngọc Tiến

Tại TP.HCM, từ sáng đến khuya tại khu vực như công viên Tao Đàn, công viên 23-9, công viên 30-4 hay phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn tập trung rất đông người với đủ mọi lứa tuổi chơi game Pokemon. Đây là loại game du nhập vào Việt Nam từ ngày 6/8 với chiến thuật khá đơn giản, người chơi chỉ cần lia bóng để bắt được các con thú trong thế giới ảo tưởng. Bí quyết thành công của game Pokemon chính là việc lần đầu tiên loại game này sử dụng thành công ứng dụng tương tác ảo Augmented Reality. Thế giới ảo của những con vật tưởng tượng được lồng ghép trên thực tế quen thuộc là các điểm địa lý.

“Một địa điểm mới trên bản đồ sẽ có thêm một con thú mới để thuần phục. Điều này khiến người chơi có tâm lý cố thêm một chút và một chút. Tính tương tác cao là điều thú vị của trò chơi. Nếu trong cùng một không gian, địa điểm có Pokemon xuất hiện thì game thủ phải nhanh chân đến để bắt lại, nếu chậm chân thì sẽ mất Pokemon”, Duy, một tay săn Pokemon tại phố đi bộ Nguyễn Huệ chia sẻ.

Ở TP.HCM đã có rất nhiều điểm trở thành “Pokespot” - nơi Pokemon sẽ tập trung đến để bắt hoặc “Pokegym” - nơi người chơi sẽ huấn luyện và cho các Pokemon đấu với nhau như công viên Tao Đàn hay phố đi bộ Nguyễn Huệ….

hiem hoa rinh rap cac game thu khi san pokemon
Các bạn trẻ trẻ dừng xe bên đường để bắt kịp Pokemon - Ảnh : Đại Việt

Tính lan tỏa chóng mặt của trò chơi một phần do lượng người sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam rất lớn khiến người dùng nhanh chóng được tiếp cận. Việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Viber hay Instagram của đông đảo người dân cũng khiến số người biết đến trò chơi này tăng vọt. Ngoài ra, hiệu ứng “tâm lý đám đông” cũng khiến trò chơi này trở nên rất “hot”.

Trò chơi mê hoặc?

hiem hoa rinh rap cac game thu khi san pokemon
Hai học sinh mải chơi game - Ảnh : Đại Việt
hiem hoa rinh rap cac game thu khi san pokemon
Hai thanh niên tham gia chơi game - Ảnh : Đại Việt

Bạn Nguyễn Thanh Phong (20 tuổi, ngụ Q.5), cho biết, Phong biết đến game Pokemon qua một người bạn cùng lớp ở trường đại học. Mấy ngày qua, tối nào Phong cũng cùng đội của mình tập trung ở công viên Tao Đàn để bắt Pokemon và huấn luyện chúng đi đấu. Phong rất thích thú với trò chơi này, có hôm đến 1h sáng mới về đến nhà.

Anh Hoàng Văn Nhật (25 tuổi, quê Hải Dương) cũng chia sẻ, anh làm nghề kỹ sư công nghệ thông tin ở Q.1. Tuy đã chơi nhiều loại game có tính tương tác cao nhưng đến Pokemon là anh thực sự thấy “ghiền”. Nhiều lúc mải bắt Pokemon nên đi luôn vào một tòa nhà lớn, thế là bị bảo vệ tòa nhà bắt ra ngoài và mắng té tát.

Còn bà Linh sống trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 thì ngán ngẩm cho biết, cách đây hai ngày, khoảng 11h đêm, bà Linh nghe tiếng bấm chuông. Mở cửa thì có một cậu học sinh xin phép vào nhà bắt Pokemon. Nghe con cái giải thích bà mới biết cậu bé đang chơi game.

hiem hoa rinh rap cac game thu khi san pokemon
Trò chơi Pokemon có tính tương tác cao, sinh động và hấp dẫn - Ảnh : Đại Việt

Nhiều câu chuyện bi hài liên quan đến việc chơi game Pokemon cũng đã được chia sẻ, thậm chí nhiều người cho biết họ cũng bị đánh vì bắt Pokemon quá “nhiệt tình” dẫn đến việc đi vào nhà người khác.

Hiểm họa rình rập

hiem hoa rinh rap cac game thu khi san pokemon
Luôn tiềm ẩn nguy cơ cướp giật trên phố với các game thủ "săn" Pokemon - Ảnh: Ngọc Tiến

Đêm 8/8, chị Trâm (ngụ Q.10) ngồi bên trong công viên Tao Đàn, phường Bến Thành, Q.1 chơi game Pokemon. Thấy xung quanh vắng vẻ Nguyễn Văn Hiếu (19 tuổi, quê Gia Lai) đã chạy bộ lên từ phía sau rồi giật chiếc điện thoại hiệu iphone 6 plus của chị Trâm rồi tẩu thoát ra hướng đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Nghe tiếng kêu cứu của chị Trâm, anh Võ Thiện Thành là bảo vệ công viên Tao Đàn lập tức đuổi theo truy bắt Hiếu. Đến trước nhà số 182A đường Nguyễn Thị Minh Khai (P.6, Q.3) anh Thành đuổi kịp và không chế được Hiếu cùng tang vật giao công an xử lý.

Tại cơ quan công an, Hiếu đã khai nhận hành vi phạm tội của mình và cho biết do thấy nạn nhân quá tập trung chơi game Pokemon nên nảy sinh ý định cướp giật.

Chị Lê Bảo Hòa (ngụ Q.3) cũng cho biết, cách đây vài ngày chị cũng bị giật chiếc điện thoại khi đang cùng chơi trò Pokemon với bạn mình ở vỉa hè. Chị Hoàng Lê Thủy Ngân (ngụ Gò Vấp) cũng trong tình cảnh tương tự.

Hiện nay, tình trạng trộm cắp, cướp giật hoành hành khá gay gắt tại TP.HCM. Loại tội phạm này có mặt ở khắp mọi nơi. Người dân cần nâng cao cảnh giác khi chơi game ngoài đường phố.

Ngoài ra, tình trạng nhiều bạn trẻ vừa chơi game Pokemon vừa chạy xe trên đường cũng đang rất phổ biến. Đây là những hình ảnh không đẹp và nó còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho chính bản thân người chơi game và những người khác xung quanh.

Tối 8/8, do mải chơi Pokemon mà hai bạn trẻ đi xe máy đã va quẹt với một người đi xe đạp ở vòng xoay nhà thờ Đức Bà. Rất may mọi người chỉ bị thương nhẹ. Hai bạn trẻ khá hối hận vì vô ý dẫn đến tai nạn và xin lỗi người đi xe đạp.

hiem hoa rinh rap cac game thu khi san pokemon
hiem hoa rinh rap cac game thu khi san pokemon
Tranh thủ lúc xe dừng đèn đỏ để "săn" Pokemon

Theo khuyến cáo của một cán bộ Đội Phòng chống tội phạm, cướp giật đường phố, Công an TP.HCM, người dân tham gia các trò chơi game giải trí cũng nên nâng cao cảnh giác tự bảo vệ tài sản cá nhân, không nên tự biến mình thành tầm ngắm của kẻ xấu. Khi gặp sự cố cần trình báo ngay cho cơ quan công an gần nhất.

Xem thêm: Tin tức HÀNG HÓA - TÀI CHÍNH mới nhất trong ngày

Lực lượng CSGT trên địa bàn thành phố cũng đang “lưu ý” các trường hợp vi phạm giao thông do chơi game ngoài đường. “Chúng tôi sẽ tăng cường tuần tra, nhắc nhở, xử lý những trường hợp tham gia giao thông sử dụng điện thoại di động không đúng quy định. Người dân nên chú ý đến an toàn của bản thân và những người xung quanh, vừa chạy xe, vừa cắm cúi vào màn hình điện thoại sẽ rất nguy hiểm”, một cán bộ thuộc Phòng CSGT đường Bộ - đường Sắt (PC67) Công an TP.HCM khuyến cáo.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.